ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN VÀ XỬ LÝ HẠT GIỐNG CÂY MẬT NHÂN (Eurycoma longgiforlia Jack)


Các tác giả

  • Ngô Văn Cầm Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới
  • Phạm Tiến Bằng Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới
  • Lê Việt Dũng Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới
  • Nguyễn Trí Bảo Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới
  • Trần Thị Đăng Mỹ Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới
  • Lê Thị Thu Hồng Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Gia Lai
  • Nguyễn Hồng Hải Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

bảo quản hạt, Mật nhân, sinh lý hạt, xử lý hạt giống

Tóm tắt

Mật nhân (Eurycoma longgiforlia Jack) là cây thuốc có giá trị dược liệu cao, được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh và tăng cường sức khỏe. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về những nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến khả năng nảy mầm của hạt giống, bao gồm: (i) đặc điểm sinh lý hạt giống; (ii) thời điểm thu hái hạt giống; (iii) phương pháp xử lý hạt giống và (iv) phương pháp bảo quản hạt giống. Các phân tích phương sai một nhân tố và hồi quy tuyến tính được sử dụng để đánh giá kết quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy hạt giống Mật nhân được thu hái tốt nhất khi hạt chín rộ quả mọng nước và chuyển dần sang mầu tím đen (tỷ lệ nảy mầm 80%, thế nảy mầm 63%). Hạt nảy mầm tốt nhất khi được ngâm trong nước ấm (40oC – 60oC) trong thời gian 12 giờ. Thời gian bảo quản hạt tối đa 3 tháng và được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ ổn định 80C, tốt nhất nên gieo ươm ngay sau khi thu hái. Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa học phục vụ cho công tác nhân giống, bảo tồn và phát triển cây Mật nhân làm nguyên liệu sản xuất thuốc.

Tải xuống

Số lượt xem: 37
Tải xuống: 14

Đã Xuất bản

15-12-2020

Cách trích dẫn

Văn Cầm, N., Tiến Bằng, P., Việt Dũng, L., Trí Bảo, N., Thị Đăng Mỹ, T., Thị Thu Hồng, L., & Hồng Hải, N. (2020). ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN VÀ XỬ LÝ HẠT GIỐNG CÂY MẬT NHÂN (Eurycoma longgiforlia Jack) . TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (5), 031–038. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/565

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả