XÁC ĐỊNH THỜI KÌ THU HÁI THÍCH HỢP VÀ XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC TIÊU CHUẨN CỦA HẠT CÂY SẾN MỦ (Shorea roxburghii G. Don)


Các tác giả

  • Vũ Thị Lan Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Lê Việt Dũng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai

Từ khóa:

Chín, hạt giống, lượng nước tiêu chuẩn, Sến mủ, thu hái

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định thời điểm chín của quả, cách thu hái và lượng nước tiêu chuẩn của hạt giống cây Sến mủ (Shorea roxburghii G.Don) trên hệ sinh thái rừng đất cát ven biển thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm cơ sở cho việc lập kế hoạch về chuỗi xử lý hạt giống một cách đúng đắn; góp phần xây dựng qui trình kỹ thuật thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống cho loài Sến mủ. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: (1) Thời gian chín nhất của Sến mủ  thường vào tuần cuối cùng của tháng 4 đến đầu tháng 5. Thời điểm thu hái tốt nhất là khi quan sát thấy vỏ quả có màu xanh vàng, hơn một nửa tính từ phía đầu cánh quả chuyển sang màu nâu (giai đoạn 3, quả chín sinh lý nhất); (2) Thu hái quả ở các cây mẹ tuyển chọn bằng cách dùng cù nèo hái từng quả chín hoặc chùm quả chín hoặc rung cây cho quả rụng xuống; (3) Quả đạt độ chín nhất là ở giai đoạn 3 với các chỉ tiêu sinh lý: Hàm lượng nước tự nhiên 52%, độ thuần 100%, khối lượng 1000 hạt 1.409 gr, tỷ lệ nảy mầm 100% và thế nảy mầm 82%. Hạt thuộc loại ưa ẩm nhiệt đới điển hình; (4) Hạt Sến mủ có thể được rút khô thành 8 mức ẩm độ mục tiêu (50%, 45%, 40%, 35%, 30%, 25%, 20% và 10%) và để làm khô đến độ ẩm mục tiêu cuối cùng (10%) phải mất khoảng 11 ngày; (5) Tỷ lệ nảy mầm và thế nảy mầm ban đầu không thay đổi ở 4 mức ẩm độ hạt cao nhất 50%, 45%, 40% và 35%. Tỷ lệ nảy mầm đạt cao nhất là 100%, còn thế nảy mầm đạt 73 - 74% và ổn định ở 73%, lượng nước tiêu chuẩn của hạt Sến mủ là 35%.

Tải xuống

Số lượt xem: 1
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

30-12-2017

Cách trích dẫn

Thị Lan, V., & Việt Dũng, L. (2017). XÁC ĐỊNH THỜI KÌ THU HÁI THÍCH HỢP VÀ XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC TIÊU CHUẨN CỦA HẠT CÂY SẾN MỦ (Shorea roxburghii G. Don) . TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (6), 009–016. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1012

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả