TUYỂN CHỌN VI KHUẨN SINH PECTINASE ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT TINH BỘT DONG RIỀNG


Các tác giả

  • Trần Liên Hà Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Nguyễn Thị Linh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Nguyễn Như Ngọc Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Văn Cách Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Từ khóa:

Bacillus mojavensis, Canna edulis, pectinase, xử lý nước thải làng nghề

Tóm tắt

Hiện nay, sản xuất tinh bột từ củ dong riềng (Canna edulis) đang ngày càng được mở rộng và phát triển khắp cả nước, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, việc sản xuất này chưa có nhà máy lớn mà chỉ ở các làng nghề, do vậy chưa có hệ thống xử lý nước thải và bã thải rắn nên các chất thải này thường đổ thẳng ra môi trường gây tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bức xúc cho người dân và xã hội. Nước thải của quá trình sản xuất bột dong riềng chứa pectin, do đó trong quá trình xử lý nước thải này bằng phương pháp hiếu khí tạo ra rất nhiều bọt khí gây tràn bể, kéo theo bùn và sinh khối vi sinh vật. Điều này gây cản trở lớn tới việc sục khí và làm giảm hiệu quả của quá trình xử lý. Để phát triển giải pháp xử lý nước thải làng nghề sản xuất tinh bột dong riềng hiệu quả hơn, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tuyển chọn chủng vi khuẩn bản địa có năng lực sinh pectinase để phân giải pectin trong nước thải. Kết quả đã tuyển chọn được chủng N3 sinh pectinase với hoạt lực cao nhất đạt 29,4 U/ml. Chủng N3 được định danh bằng đặc tính sinh lý, sinh hóa và bằng kỹ thuật 16S - RNA, kết quả chủng N3 có tương đồng 99% với chủng Bacillus mojavensis IFO 15718 và có tên Bacillus mojavensis N3. Thử nghiệm xử lý nước thải làng nghề bổ sung chế phẩm có chủng N3 bước đầu đã làm giảm lượng bọt tạo ra và hiệu suất xử lý COD đạt 85,6%.

Tải xuống

Số lượt xem: 84
Tải xuống: 42

Đã Xuất bản

30-12-2018

Cách trích dẫn

Liên Hà, T., Thị Linh, N., Như Ngọc, N., & Văn Cách, N. (2018). TUYỂN CHỌN VI KHUẨN SINH PECTINASE ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT TINH BỘT DONG RIỀNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (6), 003–009. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/879

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả