KHẢ NĂNG KHÁNG VÀ HẤP THỤ KIM LOẠI NẶNG CỦA CHỦNG NẤM MỐC PHÂN LẬP TỪ LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ KIM LOẠI


Các tác giả

  • Nguyễn Như Ngọc Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Đinh Thị Ngọc Lan Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Mai Lương Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Kháng, hấp thụ, ô nhiễm, phân lập, Penicillium janthinellum

Tóm tắt

Từ mẫu đất, nước thu tại 3 làng nghề tái chế kim loại: Đa Hội - Bắc Ninh; Đại Bái - Bắc Ninh; Đồng Mai - Hưng Yên, 10 chủng nấm có khả năng hấp thu 100 mg/L Cu và Pb được phân lập. Trong đó, chủng N10 phát triển tốt trên môi trường thạch chứa 1500 mg/L Cu và Pb. Các phân tích về đặc điểm hình thái và giải trình tự đoạn gen 28S rRNA cho thấy chủng N10 thuộc loài Penicillium janthinellum, độ tương đồng 100%. Kết quả về khả năng hấp thụ các kim loại nặng Đồng (Cu), Chì (Pb), Nhôm (Al); Sắt (Fe); Kẽm (Zn) và Cadmium (Cd) của chủng Penicillium janthinellum được xác định trong môi trường chứa từ 500 đến 2000 mg/L muối của các kim loại nặng tương ứng. Hiệu suất hấp thụ đối với các kim loại nặng của chủng được xác định: ở nồng độ kim loại 2000 mg/L, hiệu suất hấp thụ đạt 66% với Cu; 82,23% với Pb; 75,4% với Fe; 73,66% với Zn; 82,08% với Al và 16,87% với Cd. Kết quả chụp SEM xác định vị trí kim loại hấp thụ vào sinh khối chủng N10 cho thấy các hạt khoáng kim loại được phân bố trên bề mặt hoặc bên trong hệ sợi, bề mặt hệ sợi nấm có sự biến đổi, sần sùi hoặc có nhiều vết rạn, xuất hiện khá nhiều cấu trúc như các kẽ nhỏ và tại đó tập trung các hạt khoáng. Với khả năng kháng và hấp thụ các kim loại nặng tốt, chủng Penicillium janthinellum có thể là tác nhân tiềm năng trong việc phát triển các giải pháp sinh học xử lý môi trường ô nhiễm kim loại nặng.

Tải xuống

Số lượt xem: 73
Tải xuống: 31

Đã Xuất bản

14-03-2021

Cách trích dẫn

Như Ngọc, N., Thị Ngọc Lan, Đinh, & Thị Mai Lương, N. (2021). KHẢ NĂNG KHÁNG VÀ HẤP THỤ KIM LOẠI NẶNG CỦA CHỦNG NẤM MỐC PHÂN LẬP TỪ LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ KIM LOẠI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 113–122. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/547

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả