ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ LỌC NANO HAI BẬC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TRONG XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM MẶN


Các tác giả

  • Trịnh Văn Giáp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Phan Quang Thăng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Trần Thị Thu Lan Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Dương Công Hùng Học viện Kỹ thuật quân sự
  • Nguyễn Như Ngọc Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bến Tre, điện mặt trời, khử mặn nước mặn, NF

Tóm tắt

Lọc màng nano - Nanofiltration (NF) là công nghệ khử mặn đang được nghiên cứu và ứng dụng để đáp ứng nhu cầu nước ngọt ở nhiều khu vực trên thế giới. Công nghệ NF ra đời muộn hơn đáng kể so với công nghệ thẩm thấu ngược - Reverse Osmosis (RO), nhưng NF đang chứng tỏ là một công nghệ rất phù hợp cho các ứng dụng khử mặn nước nhiễm mặn. NF có hiệu quả khử mặn không cao bằng RO, nhưng NF lại được vận hành ở áp suất thấp, do đó có năng lượng tiêu thụ và chi phí vận hành thấp hơn đáng kể so với RO. Trong nghiên cứu này, một hệ thống NF hai bậc thông minh sử dụng năng lượng mặt trời xử lý nước nhiễm mặn được nghiên cứu, lắp đặt, và khảo sát để đánh giá tính khả thi và hiệu quả kinh tế của công nghệ NF. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại Hàm Lương­Bến Tre cho thấy hệ thống khử mặn NF hai bậc có khả năng xử lý nước nhiễm mặn (độ mặn khảo sát lên đến 7.000 mg/L) thành nước sinh hoạt với các chỉ tiêu đáp ứng quy chuẩn của Bộ Y tế. Khi vận hành liên tục bằng năng lượng mặt trời trong 30 ngày, hệ NF hoạt động ổn định ở công suất lọc 610­625 L/h, độ mặn dòng nước lọc £110 mg/L, Đặc biệt, việc tích hợp công nghệ 4.0 trên hệ NF hai bậc cho phép thao tác, theo dõi và truy suất lịch sử hệ thống từ xa, giúp nâng cao hiệu quả vận hành của hệ thống.

Tải xuống

Số lượt xem: 2
Tải xuống: 1

Đã Xuất bản

15-12-2020

Cách trích dẫn

Văn Giáp, T., Quang Thăng, P., Thị Thu Lan, T., Công Hùng, D., & Như Ngọc, N. (2020). ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ LỌC NANO HAI BẬC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TRONG XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM MẶN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (5), 003–011. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/555

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng