NGHIÊN CỨU HÀM LƯỢNG THÀNH PHẦN HÓA HỌC GỖ BẠCH ĐÀN TRẮNG (Eucalyptus camaldulensis Dehn)


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Minh Nguyệt Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bạch đàn, bột giấy, chất chiết suất, sản phẩm mộc, ván nhân tạo

Tóm tắt

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của gỗ bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehn). Nghiên cứu các thành phần hóa học gỗ bạch đàn trắng nói riêng và các loại gỗ nói chung là cơ sở lựa chọn chính xác thời gian khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ, góp phần vào việc thiết lập các chế độ gia công chế biến nhằm nâng cao mục đích sử dụng gỗ; kết quả của  nghiên cứu còn góp phần vào đề xuất các giải pháp hợp lý về vấn đề bảo quản gia công chế biến gỗ. Nguyên liệu cho nghiên cứu là cây bach đàn trắng 15 tuổi trồng tại khu vực Xuân Mai, Chương Mỹ Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng phương pháp tạo mẫu thí nghiệm và phân tích mẫu theo tiêu chuẩn TAPPI. Kết quả nghiên cứu cho thấy,  hàm lượng tro trong gỗ Bạch đàn trắng chiểm khoảng 0,26%, hàm lượng các chất chiết suất trong dung môi hữu cơ khá cao, cụ thể là trong cồn khoảng 10,07%, trong ete -16,05%. Hàm lượng chất chiết suất trong nước lạnh và nước  nóng  dao động trong khoảng từ 5% đến 8%. Đặc biệt là hàm lượng chất tan trong dung dịch NaOH 1% (17,14%) khá cao so với một số loại gỗ khác như Thông, Mỡ, Vân sam, Sa mộc…Hàm lượng các thành phần chính là xenluloza (41,02%) và lignin (21,16%) trong gỗ bạch đàn trắng là những điều kiện thuận lợi cho quá trình gia công chế biến và sử dụng loại gỗ này trong sản xuất bột giấy, ván nhân tạo và gia công các sản phẩm mộc.

Tải xuống

Số lượt xem: 27
Tải xuống: 13

Đã Xuất bản

28-12-2013

Cách trích dẫn

Thị Minh Nguyệt, N. (2013). NGHIÊN CỨU HÀM LƯỢNG THÀNH PHẦN HÓA HỌC GỖ BẠCH ĐÀN TRẮNG (Eucalyptus camaldulensis Dehn). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 076–081. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1444

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả