NGHIÊN CỨU THU NHẬN BỘT GIẤY HIỆU SUẤT CAO TỪ THÂN CÂY NGÔ SỬ DỤNG DUNG DỊCH H2O2 VÀ H2SO4 CÓ BỔ SUNG XÚC TÁC Na2MoO4


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Minh Nguyệt Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bột giấy, dịch đen, lignin, thân ngô, xenluloza

Tóm tắt

Nghiên cứu sử dụng phương pháp tạo mẫu thí nghiệm và phân tích mẫu theo tiêu chuẩn TAPPI. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng tro trong thân ngô chiếm khoảng 5,2%. Hàm lượng chất tan trong dung dịch NaOH 1% (32,4%) rất cao so với một số loại gỗ tre nứa, hàm lượng các thành phần chính là xenluloza 41,7% và lignin 22,1%. Kết quả nghiên cứu quá trình thu nhận bột giấy từ thân cây ngô, bao gồm công đoạn nấu, nghiền và trích ly kiềm. Dịch nấu chứa tác nhân tách loại lignin là hydropeoxit và axit sunfuric, xúc tác natri molypdat. Bột giấy thu được sau nấu được xử lý với kiềm. Chế độ công nghệ thích hợp được xác lập khi nấu ở nhiệt độ nấu 100oC trong 90 phút, với mức dùng 5% H2O2, 1,5 % H2SO4 và 0,25%  Na2MoO4 so với nguyên liệu thân ngô, trích ly kiềm ở 100oC trong 60 phút, với mức dùng 0,5% NaOH so với nguyên liệu ban đầu. Bột giấy thu được có hiệu suất (65 - 66)%, có hàm lượng lignin (17 - 18)%. Qua phân tích tính chất cơ học, bột giấy có thể sử dụng cho sản xuất giấy bao gói, cactong. “Dịch đen” thải của quá trình nấu có thể tái sử dụng nhiều lần.

Tải xuống

Số lượt xem: 22
Tải xuống: 12

Đã Xuất bản

28-03-2016

Cách trích dẫn

Thị Minh Nguyệt, N. (2016). NGHIÊN CỨU THU NHẬN BỘT GIẤY HIỆU SUẤT CAO TỪ THÂN CÂY NGÔ SỬ DỤNG DUNG DỊCH H2O2 VÀ H2SO4 CÓ BỔ SUNG XÚC TÁC Na2MoO4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 065–071. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1218

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả