NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ, LÍ, HÓA HỌC CỦA LOÀI MÂY NẾP (Calamus tetradactylus Hance) VÀ MÂY NƯỚC (Daemonorops poilanei J.Dransf)


Các tác giả

  • Nguyễn Minh Thanh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Minh Nguyệt Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Chất chiết suất, hàm lượng tro, khối lượng thể tích, mây

Tóm tắt

Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu về, tính chất cơ, vật lý và một số hàm lượng thành phần hóa học của hai loại Mây nếp và Mây nước. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp tiêu chuẩn TCVN 8048 – 2009 và TAPPI để tạo mẫu thí nghiệm và phân tích mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ co rút theo đường kính đều ít bị biến động theo chiều dọc thân cây chỉ dao động trong khoảng từ 8,16% đến 9,49% và có chiều hướng tăng dần về phía gốc. Khối lượng thể tích cơ bản của cả hai loài mây đều tăng ở phần gốc và tương ứng đạt 0,4g/cm3 và 0,32g/cm3. Cường độ nén dọc và kéo dọc của cả hai loài mây đều bị ảnh hưởng bởi điều kiện lập địa và các vị trí lấy mẫu trên thân cây. Đối với mây nếp cường độ nén dọc cao nhất đạt dược ở phần gốc là 37,2N/mm2 và cường độ kéo dọc là 55,5 N/mm2 (gốc). Với Mây nước, cường độ nen dọcị cao nhất đạt được đến 30,18N/mm2 , và cường độ kéo dọc đạt 45,27N/mm2 . Kết quả phân tích thành phần hóa học cho thấy Hàm lượng tro tương đối cao ở cả hai loài mây, Mây nếp phần gốc lên đến 3,7%. Hàm lượng silic khá cao chiếm khoảng 30% dến 50% hàm lượng tro. Hàm lượng các chất chiết suất trong cồn benzen của cả hai loại mây có thay đổi giữa các phần trên thân cây, Mây nước dao động từ 5-8%, Mây nếp dao động từ 6-8%, hàm lượng chất chiết suất trong nước nóng khá cao đạt đến 18% ở phân thân giữa của loài Mây nước. Đặc biệt là hàm lượng chất tan trong dung dịch NaOH 1% của mây nước đạt đến 37%.

Tải xuống

Số lượt xem: 23
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

15-10-2014

Cách trích dẫn

Minh Thanh, N., & Thị Minh Nguyệt, N. (2014). NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ, LÍ, HÓA HỌC CỦA LOÀI MÂY NẾP (Calamus tetradactylus Hance) VÀ MÂY NƯỚC (Daemonorops poilanei J.Dransf). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 112–117. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1342

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>