ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ HÌNH THÁI LOÀI ĐỖ QUYÊN HOA TRẮNG HỒNG (Rhododendron cavaleriei H. Lév.) TẠI VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO


Các tác giả

  • Đặng Văn Hà Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Đỗ quyên, Đỗ quyên hoa trắng hồng, rừng Tam Đảo, thực vật Tam Đảo

Tóm tắt

Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm phân bố, cấu trúc rừng và đặc điểm hình thái Đỗ quyên hoa trắng hồng tại Vườn Quốc gia Tam Đảo. Nghiên cứu đã xác định được Đỗ quyên hoa trắng hồng phân bố ở độ cao từ 700 m – 1388 m, tập trung nhiều ở sườn núi phía Đông – Bắc với độ cao từ 900 m – 1388 m. Các loài ưu thế trong tổ thành tầng cây cao tại khu vực có Đỗ quyên hoa trắng hồng phân bố bao gồm: Giổi nhung, Cứt ngựa, Sồi phảng, Nanh chuột, Re hương, Thị núi, Kháo lá bắc to, Dẻ đỏ, Dẻ tùng sọc trắng hẹp. Tổ thành các loài cây tái sinh tại khu vực có Đỗ quyên phân bố khá phong phú, trong đó số lượng cây tái sinh của các loài Đỗ quyên chiếm tỷ lệ cao so với số lượng cây tái sinh của các loài khác. Cây bụi, thảm tươi trong khu vực nghiên cứu có độ cao trung bình 0,25 - 1,45 m với độ che phủ khoảng 50 - 58%. Đặc biệt nghiên cứu đã khẳng định rằng, tại khu vực Đỗ quyên hoa trắng hồng phân bố đất có đặc tính: đất hơi chua, độ phì và các chỉ tiêu khác từ mức trung bình trở lên, thành phần cơ giới thịt nhẹ.

Đã Xuất bản

18-12-2015

Cách trích dẫn

Văn Hà, Đặng. (2015). ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ HÌNH THÁI LOÀI ĐỖ QUYÊN HOA TRẮNG HỒNG (Rhododendron cavaleriei H. Lév.) TẠI VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 032–041. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1219

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>