THỰC VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LOÀI GỤ MẬT (Sindora siamensis Teysm. ex Miq.) Ở RỪNG PHÒNG HỘ LÊ HỒNG PHONG, TỈNH BÌNH THUẬN


Các tác giả

  • Trần Ngọc Hải Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Hồ Thanh Tuyền Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận
  • Đặng Văn Hà Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

bị đe dọa, đặc điểm sinh thái, Gụ mật, rừng phòng hộ Lê Hồng Phong

Tóm tắt

Rừng phòng hộ Lê Hồng Phong, tỉnh Bình Thuận với diện tích 15.247 ha với hệ sinh thái chủ yếu là Kiểu rú kín lá cứng hơi khô nhiệt đới. Hệ thực vật ở đây khá đa dạng, kết quả nghiên cứu về các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm tại khu rừng phòng hộ đã ghi nhận 34 loài trong đó có Gụ mật (Sindora siamensis Teysm. ex Miq.), họ Vang (Caesalpiniaceae). Gụ mật phân bố tự nhiên ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Tại khu vực rừng phòng hộ Lê Hồng Phong, tỉnh Bình Thuận thường gặp loài Gụ mật ở Kiểu rú kín lá cứng hơi khô nhiệt đới trong các sinh cảnh Rừng lùn trên cát và Ưu hợp cây họ Dầu trên cát. Gụ mật không phân bố ở sinh cảnh Đụn cát di động ven biển và sinh cảnh ven hồ nước ngọt. Chỉ gặp cây Gụ mật có kích thước nhỏ, cao dưới 6 m, đường kính dưới 30 cm. Cây có khả năng tái sinh chồi tốt sau khai thác, mùa hoa tháng 5 - 7 muộn hơn so với các nơi khác. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm sinh vật học và phân bố của loài làm cơ sở để bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm của rừng phòng hộ.

Tải xuống

Số lượt xem: 38
Tải xuống: 9

Đã Xuất bản

28-02-2022

Cách trích dẫn

Ngọc Hải, T., Thanh Tuyền, H., & Văn Hà, Đặng. (2022). THỰC VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LOÀI GỤ MẬT (Sindora siamensis Teysm. ex Miq.) Ở RỪNG PHÒNG HỘ LÊ HỒNG PHONG, TỈNH BÌNH THUẬN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 010–016. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/357

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>