TÍNH ĐA DẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN CÂY CẢNH QUAN KHU DI TÍCH VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Yến Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Đặng Văn Hà Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Hồng Ngân Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Văn Minh Ban Quản lý Khu Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Từ khóa:

Bảo tồn, cây cảnh quan, đa dạng, Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Tóm tắt

Bài viết là kết quả phối hợp nghiên cứu giữa Bộ môn Lâm nghiệp đô thị Trường Đại học Lâm nghiệp với Ban Quản lý Khu Di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 2017 về “Nghiên cứu phân loại và xây dựng hồ sơ quản lý hệ thống cây xanh cảnh quan thuộc Khu Di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám”. Kết quả đã ghi nhận được có tổng số 106 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 90 chi, 50 họ trong 02 ngành: Thông (Pinophyta) và Ngọc Lan (Magnoliophyta) cùng với phân tích trên các khía cạnh đa dạng phân loại về các chỉ số đa dạng. Trong tổng số 408 cây bóng mát thuộc 38 loài có 27 loài là cây thường xanh (293 cây), còn lại 11 loài là cây rụng lá mùa đông (115 cây); 68 loài cây bụi và cây phủ đất đều là những cây có hình dáng đẹp, trong đó có 37 loài cây cho hoa đẹp và 12 loài cây hoa có hương thơm. Nghiên cứu cũng đã chụp ảnh và thu được 408 tiêu bản các loài cây bóng mát để phục vụ công tác nghiên cứu và trưng bày sau này, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và duy trì hệ thống cây xanh cảnh quan tại khu vực khu di tích.

Tải xuống

Số lượt xem: 123
Tải xuống: 55

Đã Xuất bản

28-04-2019

Cách trích dẫn

Thị Yến, N., Văn Hà, Đặng, Thị Hồng Ngân, N., & Văn Minh, N. (2019). TÍNH ĐA DẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN CÂY CẢNH QUAN KHU DI TÍCH VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 059–068. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/835

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>