ỨNG DỤNG GIS VÀ THUẬT TOÁN NỘI SUY XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SUỐI NẬM PÀN CHẢY QUA HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thu Hiền Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
  • Nguyễn Thanh Hưng Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Sơn La
  • Nguyễn Hải Hòa Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Tuấn Phương Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

GIS, Mai Sơn, nước mặt, suối Nậm Pàn, thuật toán nội suy

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích xây dựng bản đồ phân bố không gian nồng độ các chỉ tiêu chất lượng nước mặt theo Quy trình kỹ thuật Quốc gia (QCVN) dựa vào 11 mẫu quan trắc tại khu vực suối Nậm Pàn chảy qua huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trên cơ sở ứng dụng công nghệ GIS và thuật toán nội suy không gian. Các thông số đánh giá chất lượng nước mặt của khu vực nghiên cứu đa phần trong giới hạn cho phép so với QCVN 08:2008/BTNMT. Cụ thể, pH có giá trị dao động từ  6,9 - 7,1; nồng độ TSS dao động từ 14 - 22 mg/l; DO dao động từ 5,0 - 5,2 mg/l; COD dao động từ 12 - 18 mg/l; BOD5 dao động từ 4 - 8 mg/l; P-PO4 dao động từ 0,04 - 0,12 mg/l; N-NH4 dao động từ 0,2 - 0,35 mg/l; Coliform dao động từ 700 - 1300 MPN/100 ml và nồng độ E.Coli có giá trị dao động từ 100 - 200 MPN/100 ml. Kết quả thành lập được bản đồ phân bố chất lượng nước mặt bằng phương pháp nội suy (IDW) cho thấy phương pháp nội suy có giá trị sai số thấp so với kết quả phân tích mẫu, do vậy phương pháp này đều có thể sử dụng để xây dựng bản đồ nội suy chất lượng nước mặt khu vực nghiên cứu.

Tải xuống

Số lượt xem: 7
Tải xuống: 1

Đã Xuất bản

30-08-2018

Cách trích dẫn

Thị Thu Hiền, N., Thanh Hưng, N., Hải Hòa, N., & Tuấn Phương, N. (2018). ỨNG DỤNG GIS VÀ THUẬT TOÁN NỘI SUY XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SUỐI NẬM PÀN CHẢY QUA HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 077–087. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/866

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2