ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SUỐI NẬM LA, TỈNH SƠN LA


Các tác giả

  • Vũ Huy Định Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Đặng Thị Thúy Hạt Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Vân Hương Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Hải Nam Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Sơn La

Từ khóa:

Chất lượng nước nước mặt, ô nhiễm môi trường nước mặt, suối Nậm La, WQI

Tóm tắt

Để đánh giá tổng thể chất lượng nước mặt suối Nậm La, nguồn cung cấp chính nước sinh hoạt cho thành phố Sơn La, chúng tôi tiến hành quan trắc và phân tích 25 chỉ tiêu môi trường thông dụng cho 10 vị trí phân bố trên dòng suối Nậm La, quan trắc 3 đợt: tháng 3, 6, 10 năm 2018 theo TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-2:2006). Các kết quả phân tích nguồn nước mặt được đối chiếu với QCVN08–MT:2015/BTNMT và được đánh giá theo chỉ số WQI; Kết quả phân tích chất lượng nước thải được so sánh với QCVN14:2008/BTNMT. 1) Hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng có sự biến động lớn và có xu hướng tăng cao về cuối năm. Thông số ô nhiễm hữu cơ (BOD5) và nitrit ở đợt quan trắc tháng 6, 10 phần lớn vượt giới hạn cho phép (GHCP). Thông số vi sinh E. Coli tại hầu hết các vị trí quan trắc đều vượt GHCP, thể hiện sự ô nhiễm có nguồn gốc chính từ chất thải động vật và con người. 2) Kết quả tính toán WQI cho thấy nguồn nước suối từ khu vực cầu bản Pọng về hạ lưu có dấu hiệu ô nhiễm thể hiện ở thang màu vàng; trong khi đó vị trí thượng nguồn, tại đập bản Mòng chưa có dấu hiệu ô nhiễm, thể hiện ở thang màu xanh. 3) Chất lượng nước thải tại vị trí thải trực tiếp vào suối không đạt tiêu chuẩn, làm giảm chất lượng nước mặt.

Tải xuống

Số lượt xem: 22
Tải xuống: 7

Đã Xuất bản

28-08-2019

Cách trích dẫn

Huy Định, V., Thị Thúy Hạt, Đặng, Vân Hương, N., & Hải Nam, P. (2019). ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SUỐI NẬM LA, TỈNH SƠN LA. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 090–098. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/739

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả