NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ ION ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PHOTPHAT TRONG NƯỚC TỰ NHIÊN


Các tác giả

  • Trần Thị Thanh Thuỷ Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Đặng Thị Thuý Hạt Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Ảnh hưởng của ion kim loại, hàm lượng photphat, nước tự nhiên, ô nhiễm nước, phương pháp đo quang

Tóm tắt

Nước tự nhiên bị ô nhiễm bởi photphat gây nên hiện tượng phú dưỡng, làm chai cứng đất. Khi áp dụng phương pháp trắc quang tạo Axit Molybdovanadophotphoric để xác định photphat trong nước, sự có mặt của một số ion kim loại có thể làm ảnh hưởng đến kết quả đo mật độ quang. Ở điều kiện tối ưu để xác định photphat bằng phương pháp trên với bước sóng 470 nm, trong thời gian 10 – 60 phút, với khoảng nồng độ photphat là 1 - 30 ppm thì mật độ quang phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ; Tại nồng độ photphat là 20 ppm, các ion Ca2+, Mn2+, AsO43- không ảnh hưởng tới phương pháp phân tích, Fe3+ có nồng độ dưới 50 ppm  không ảnh hưởng đáng kể đến phương pháp phân tích, nồng độ Fe3+ lớn hơn 50 ppm làm tăng độ mật độ quang; Các mẫu nước thực tế tại khu vực Chương Mỹ - Hà Nội đều có hàm lượng Fe3+ < 50 ppm nên không ảnh hưởng đến kết quả phân tích hàm lượng photphat, các mẫu nước mặt có hàm lượng photphat cao hơn 37,8 lần so với QCVN 08-MT: 2015/BTNMT, các mẫu nước ngầm tại khu vực này đều có hàm lượng PO43- nhỏ hơn mức khuyến cáo.

Tài liệu tham khảo

APHA (1998). Method 4500 F- D.: SPADNS Method. Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater, Washington.

APHA (1998). Method 4500 P.C.: Vanado molybdo phosphoric Acid Colorimetric Method. Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater, Washington.

Fadiran. A.O., Dlamini S.C. and Mavuso.A. (2007). A comparative study of the phosphate levels in some suface and ground water bodies of Swaziland. Chemistry Department, University of Swaziland, P/Bag 4, Kwaluseni Swaziland.

Nguyễn Thị Thanh Hải (2016). Nghiên cứu quá trình hấp phụ Asen và một số chất gây ô nhiễm trong nước trên quặng Laterit biến tính La. Luận văn Thạc sĩ – Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN, tr 23 - 25.

Quản Cẩm Thúy (2011). Nghiên cứu khả năng hấp phụ ion photphat của bùn đỏ và ứng dụng xử lí tách khỏi nguồn nước. Luận văn thạc sĩ - Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN, tr. 5 - 10.

Trần Thị Thùy Dương (2009). Nghiên cứu sự tạo phức màu của một số kim loại nặng với thuốc thử hữu cơ bằng phương pháp trắc quang và ứng dụng phân tích đánh giá môi trường. Luận văn thạc sĩ - Đại học Thái Nguyên, tr. 21.

Tiêu chuẩn quốc gia (2008). Vi - TCVN6202-2008, Chất lượng nước – xác định photpho – phương pháp đo phổ dùng Amoni molipdat.

QCVN 08-MT: 2015/BTNMT.

Tải xuống

Số lượt xem: 56
Tải xuống: 12

Đã Xuất bản

20-10-2017

Cách trích dẫn

Thị Thanh Thuỷ, T., & Thị Thuý Hạt, Đặng. (2017). NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ ION ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PHOTPHAT TRONG NƯỚC TỰ NHIÊN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (20-10), 101–108. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1010

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả