NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN THOÁI HÓA ĐẤT TẠI TỈNH QUẢNG NINH


Các tác giả

  • Trần Thị Hiền Trường Đại học Nông- Lâm Bắc Giang
  • Khương Mạnh Hà Trường Đại học Nông- Lâm Bắc Giang
  • Đinh Thị Thu Trang Trường Đại học Nông- Lâm Bắc Giang
  • Xuân Thị Thu Thảo Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Oanh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Tràn Thị Bình Trường Đại học Tân Trào
  • Đào Thị Thuỳ Dương Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai

Từ khóa:

loại hình thoái hóa đất, quản lý, sử dụng đất bền vững, thoái hóa đất

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm cung cấp thông tin về thực trạng thoái hóa đất theo các loại hình thoái hóa đất cũng như nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đất tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh; là cơ cở để đề xuất các giải pháp trong phòng chống và giảm thiểu thoái hóa đối với mỗi loại hình thoái hóa trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở kế thừa, điều tra thu thập và phân tích 254 mẫu đất theo Tiêu chuẩn Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tổng diện tích điều tra 493.903 ha trên địa bàn 13 thành phố, thị xã, huyện của tỉnh Quảng Ninh có 7 loại hình thoái hóa đất: xói mòn do mưa, khô hạn, kết von và đá ong hóa, suy giảm độ phì, mặn hóa, phèn hóa, lũ quét và sạt lở. Trong đó, diện tích đất bị suy giảm độ phì là lớn nhất với 304.764 ha, chiếm 61,71% tổng diện tích đất điều tra. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc thoái hóa đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là do điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn, hải văn); quản lý, sử dụng đất (chuyển đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, chuyển trong nội bộ đất nông nghiệp); quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản (đặc biệt là khai thác than và một số khoáng sản khác).

Tải xuống

Số lượt xem: 73
Tải xuống: 57

Đã Xuất bản

29-06-2021

Cách trích dẫn

Thị Hiền, T., Mạnh Hà, K., Thị Thu Trang, Đinh, Thị Thu Thảo, X., Thị Oanh, N., Thị Bình, T., & Thị Thuỳ Dương, Đào. (2021). NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN THOÁI HÓA ĐẤT TẠI TỈNH QUẢNG NINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 158–168. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/522

Số

Chuyên mục

Kinh tế, Xã hội và Phát triển