ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TẦNG CÂY CAO CỦA CÁC QUẦN XÃ THỰC VẬT NGẬP MẶN TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH


Các tác giả

  • Trần Thị Mai Sen Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Kim Cúc Trường Đại học Thuỷ Lợi
  • Phạm Minh Toại Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Thị Quỳnh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Thị Hạnh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trần Thị Yến Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Thu Hằng Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

cấu trúc rừng, quần xã thực vật ngập mặn, tầng cây cao, Vườn quốc gia Xuân Thủy

Tóm tắt

Rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy mang tính đặc trưng cho khu vực miền Bắc Việt Nam với hệ thực vật tương đối đơn giản, có 06 quần xã thực vật ngập mặn (QXTVNM) tại khu vực. Trong nghiên cứu này, tiến hành đánh giá đặc điểm cấu trúc của 5 QXTVNM, theo đó quần xã phổ biến nhất tại khu vực là quần xã ưu thế Sú (Aegiceras corniculatum), Trang (Kandelia obovata). Các quần xã hầu hết chỉ có 1 - 2 loài cây ưu thế, cá biệt các quần xã ưu thế Trang, Bần chua (Sonneratia caseolaris), Mắm biển (Avicennia marina) chỉ có 1 loài ưu thế. Loài cây rừng chủ đạo trong các QXTVNM tại vườn Quốc gia Xuân Thủy là cây Sú, Trang. Những cây khác như Bần chua, Mắm biển, Đước vòi (Rhizophora stylosa) có xuất hiện nhưng với số lượng không đáng kể. Mật độ của tầng cây cao có sự khác nhau rõ rệt giữa các QXTVNM và các loài trong quần xã. Hai QXTVNM Mắm biển ưu thế và Trang ưu thế có mật độ thấp hơn hẳn so với các QXTVNM khác. Theo đặc điểm sinh học, Bần chua và Đước vòi là hai loài cây có đường kính, chiều cao bình quân lớn nhất trong khu vực, tiếp theo là loài Trang. Trong khi đó, Sú và Mắm biển là những loài có đường kính và chiều cao trung bình thấp nhất.

Tải xuống

Số lượt xem: 4
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

29-06-2021

Cách trích dẫn

Thị Mai Sen, T., Thị Kim Cúc, N., Minh Toại, P., Thị Quỳnh, P., Thị Hạnh, P., Thị Yến, T., & Thị Thu Hằng, N. (2021). ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TẦNG CÂY CAO CỦA CÁC QUẦN XÃ THỰC VẬT NGẬP MẶN TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 041–049. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/464

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng