NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA LOÀI CÁNG LÒ (Betula alnoides Buch. - Ham.) PHÂN BỐ TỰ NHIÊN TẠI TỈNH SƠN LA


Các tác giả

  • Phạm Minh Toại Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Vũ Đại Dương Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Cáng lò, Cây gỗ lớn, Copia, Đặc điểm sinh vật học và Sinh thái học, Sơn La

Tóm tắt

Cáng lò là loài cây gỗ lớn, ưa sáng mạnh và có giá trị kinh tế cao. Kết quả nghiên cứu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Copia - huyện Thuận Châu - tỉnh Sơn La cho thấy, loài cây này phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc nhỏ hơn 40 thuộc đai cao từ 500 đến 1.500 m so với mặt nước biển. Trong các lâm phần, Cáng lò luôn chiếm vị trí đầu tiên trong công thức tổ thành theo tiết diện ngang của tầng cây cao, đặc biệt có nơi hệ số tổ thành lên tới 9,24. Khác với tổ thành, khả năng sinh trưởng của Cáng lò biến động mạnh giữa các ô tiêu chuẩn nghiên cứu, tốt nhất ở 03 OTC từ 07 đến 09.  Ở lớp cây tái sinh, mật độ tái sinh của Cáng lò biến động từ 80 đến 2.240 cây/ha và phần lớn các cây đều có chiều cao lớn hơn 1,5m (chiếm đến 74 % tổng số cá thể). Nghiên cứu cũng đã đề xuất một số biện pháp xúc tiến tái sinh loài Cáng lò và một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng bằng loài Cáng lò trong điều kiện lập địa tương đồng.

Tải xuống

Số lượt xem: 3
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

25-12-2012

Cách trích dẫn

Minh Toại, P., & Đại Dương, V. (2012). NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA LOÀI CÁNG LÒ (Betula alnoides Buch. - Ham.) PHÂN BỐ TỰ NHIÊN TẠI TỈNH SƠN LA . TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 035–041. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1501

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả