TÁC ĐỘNG CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG VÙNG ĐỆM ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG


Các tác giả

  • Bùi Thế Đồi Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Văn Toản Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Ngô Đức Nhuận Viện Khoa học Môi trường và Biến đổi khí hậu
  • Đào Quang Minh Viện Khoa học Môi trường và Biến đổi khí hậu
  • Tạ Thị Thắm Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I

Từ khóa:

Cộng đồng địa phương, Phong Nha – Kẻ Bàng, tác động, tài nguyên rừng, vùng đệm

Tóm tắt

Sử dụng phương pháp điều tra thực địa, điều tra xã hội học thông qua phỏng vấn kết hợp kế thừa tài liệu thứ cấp, nghiên cứu đã xác định được đối tượng, hình thức, mức độ và nguyên nhân tác động của cộng đồng địa phương ở vùng đệm Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng đến tài nguyên rừng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, ngoài các tác động có lợi đến tài nguyên rừng VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng vẫn hiện hữu khá thường xuyên. Các tác động bất lợi bao gồm việc săn, bẫy, bắt động vật hoang dã; khai thác một số cây gỗ nguy cấp và lâm sản ngoài gỗ (LSNG). Mức độ tác động bất lợi được đánh giá ở mức độ nhẹ. Một số sản phẩm chính người dân khai thác như cây gỗ có giá trị, cây dược liệu và các loài LSNG khác, ngoài ra còn có một số loài động vật hoang dã nhỏ, cá ở các khu vực sông, suối. Nguyên nhân tác động bất lợi này xuất phát từ chính một số hộ gia đình của cộng đồng địa phương do đời sống của họ còn khó khăn, thu nhập thấp và còn do phong tục tập quán, nhu cầu về gỗ, củi trong sinh hoạt hàng ngày… Xác định được nguyên nhân và đánh giá những tác động của cộng đồng địa phương đến tài nguyên rừng là cấp thiết; đây là cơ sở đề xuất các các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng tại vùng đệm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.

Tải xuống

Số lượt xem: 17
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

21-06-2022

Cách trích dẫn

Thế Đồi, B., Văn Toản, P., Đức Nhuận, N., Quang Minh, Đào, & Thị Thắm, T. (2022). TÁC ĐỘNG CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG VÙNG ĐỆM ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 073–082. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/437

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>