CHỌN DÒNG BẠCH ĐÀN MANG BIẾN DỊ SOMA CÓ KHẢ NĂNG CHỊU MẶN


Các tác giả

  • Nguyễn Thế Hưởng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Bùi Thế Đồi Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Hường Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Hà Bích Hồng Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bạch đàn U rô, hiếu xạ tia gamma, chịu mặn, đột biến mô sẹo

Tóm tắt

Chọn – tạo giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào kết hợp với gây đột biến nhân tạo là một hướng nghiên cứu đang rất được quan tâm cả ở trong nước và trên thế giới. Đây là một trong những phương pháp có ưu điểm vượt trội vì có thể tạo ra các tính trạng mong muốn, đồng thời chọn lọc sớm những tính trạng này nhằm rút ngắn thời gian tạo giống mới. Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật nuôi cấy mô – tế bào, tạo mô sẹo, gây đột biến nhân tạo bằng chiếu xạ tia gamma, sàng lọc và chọn lọc sớm các dòng bạch đàn U rô (Eucalyptus Urophyla) trên môi trường mặn nhân tạo. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 dòng thể hiện khả năng sống và khả năng tái sinh tốt ở nồng độ muối 100 mM với tỷ lệ sống đạt 18,9% và 27,8%, tỷ lệ mô sẹo tái sinh đạt 4,4 và 11,1%, số chồi trung bình của một cụm mô sẹo là 5 đến 6 chồi. Đáng chú ý là trên môi trường muối 125 mM cũng có 2 dòng Bạch đàn sống và tái sinh được, với tỷ lệ sống là 14,4% và 16,7%, tỷ lệ tái sinh đạt 1,1 và 3,3%, số chồi trung bình là 4,3 và 7,2 chồi. Trong số 4 dòng chịu mặn thu được, chúng tôi đã chọn ra 1 dòng ở mỗi nồng độ muối để tiếp tục nghiên cứu khả năng sinh trưởng và ra rễ của chồi, kết quả cho thấy cả 2 dòng đều có tỷ lệ chồi ra rễ khá cao, đạt 74,4% và 81,1%, chiều dài rễ trung bình là 1,9 cm và 3,2 cm. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chiếu xạ mô sẹo Bạch đàn U rô ở liều lượng 20 Gy (cường độ 50 rad/s) cho hiệu quả gây đột biến chịu mặn tốt nhất.

Tải xuống

Số lượt xem: 14
Tải xuống: 3

Đã Xuất bản

28-02-2017

Cách trích dẫn

Thế Hưởng, N., Thế Đồi, B., Thị Hường, N., & Bích Hồng, H. (2017). CHỌN DÒNG BẠCH ĐÀN MANG BIẾN DỊ SOMA CÓ KHẢ NĂNG CHỊU MẶN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 003–010. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1095

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>