NGHIÊN CỨU TẠO α-CELLULOSE HÀM LƯỢNG CAO TỪ GỖ KEO LAI (Acacia hybrid)


Các tác giả

  • Nguyễn Tất Thắng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Cao Quốc An Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Tường Lâm Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Hoàng Nhân Thắng Trường Cao đẳng Công nghệ & Nông Lâm Đông Bắc
  • Lê Văn Quyền Trường Cao đẳng Công nghệ, Kinh tế & Chế biến Lâm sản

Từ khóa:

Làm giàu α-cellulose, nấu bột gỗ, oxy kiềm, phương pháp kiềm lạnh, quy trình ECF, tách loại lignin

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, α-cellulose hàm lượng cao được chế tạo ra từ gỗ Keo lai rừng trồng làm nguyên liệu đầu vào tạo nanocellulose có độ tinh khiết cao. Để tạo ra α-cellulose chất lượng cao, nghiên cứu đã tiến hành nấu bột gỗ bằng phương pháp nấu sunfat với tổng mức dùng kiềm là 20%, bột gỗ sau khi nấu được tách loại lignin bằng phương pháp oxy kiềm, sau đó bột gỗ được tiến hành tẩy trắng theo quy trình ECF (D0 - Eop - D1), cuối cùng bột gỗ được làm giàu α-cellulose theo phương pháp kiềm lạnh (CCE - Cold Caustic Extraction). Nghiên cứu đã thử nghiệm để xác định tính chất của bột gỗ thông qua các chỉ tiêu: hiệu suất bột, hệ số Kappa và hàm lượng α-cellulose. Kết quả cho thấy, sau các công đoạn xử lý gỗ Keo lai, hiệu suất bột thu được 90%, hệ số kappa 0,4, hàm lượng α-cellulose đạt 95,5%. Với hàm lượng α-cellulose lớn hơn 90% là yếu tố chất lượng quan trọng để làm nguyên liệu đầu vào cho công đoạn tạo nanocellulose có độ tinh khiết cao ứng dụng chế tạo sơn nanocellulose

Tải xuống

Số lượt xem: 83
Tải xuống: 26

Đã Xuất bản

29-07-2022

Cách trích dẫn

Tất Thắng, N., Quốc An, C., Tường Lâm, P., Nhân Thắng, H., & Văn Quyền, L. (2022). NGHIÊN CỨU TẠO α-CELLULOSE HÀM LƯỢNG CAO TỪ GỖ KEO LAI (Acacia hybrid). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 123–132. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/425

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>