TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT CẢNH QUAN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP


Các tác giả

  • Vũ Quang Nam Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Văn Thanh Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Đa dạng thực vật, Ngành Thông, Ngành Ngọc lan, Thực vật cảnh quan

Tóm tắt

Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp cơ sở trường Đại học Lâm nghiệp năm 2012 "Nghiên cứu phân loại và xây dựng bộ tiêu bản của các loài thực vật thuộc khuôn viên trường Đại học Lâm nghiệp" nhằm thống kê và phân loại toàn bộ các loài thực vật cảnh quan nằm trong khu vực khuôn viên rộng 17 ha của trường. Kết quả đã ghi nhận được có tổng số 172 loài thực vật bậc cao, thuộc 143 chi, 67 họ trong hai ngành Thông (Pinophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta) cùng với những phân tích về tính đa dạng trên các khía cạnh đa dạng phân loại và các chỉ số đa dạng. Có 394 lượt loài thực vật cảnh quan có các công dụng khác nhau thuộc 8 nhóm là: cây làm cảnh, cây làm thuốc, cây cho gỗ, cây có bộ phận ăn được, cây cho tinh dầu, cây cho nhựa, cây cho sợi, và cây cho tanin. Có 10 loài thực vật cảnh quan của trường được liệt vào trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và Nghị định số 32/2006/NĐ-CP. Có 08 nhóm dạng sống cùng tỷ lệ phần trăm cũng được xác định. Nghiên cứu cũng đã xác định được tên khoa học của một số loài thực vật vẫn bị nhầm lẫn hay chưa từng được biết tên, cùng với trên 200 tiêu bản có hoa/quả phục vụ 0074rực tiếp vào việc giảng dạy và thực hành thực tập trong trường Đại học Lâm nghiệp.     

Tải xuống

Số lượt xem: 2
Tải xuống: 1

Đã Xuất bản

25-12-2012

Cách trích dẫn

Quang Nam, V., & Văn Thanh, N. (2012). TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT CẢNH QUAN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP . TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 042–047. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1504

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả