CƠ SỞ KHOA HỌC CHO LAI GIỐNG TRÀM (Melaleuca sp;) BẰNG THỤ PHẤN CÓ KIỂM SOÁT


Các tác giả

  • Hoàng Vũ Thơ Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Lai giống tràm, Nảy mầm của hạt phấn, Thụ phấn có kiểm soát, Tỷ lệ đậu quả

Tóm tắt

Nghiên cứu cơ sở khoa học cho lai giống tràm bằng thụ phấn có kiểm soát cho thấy, tốc độ hoa tràm nở khá nhanh, sau 4 giờ tăng thêm 4-5 bông hoa nở, sau 9 giờ số bông hoa nở đã tăng lên gấp gần 4 lần, sau khoảng 20 giờ, tất cả các bông hoa trên một hoa tự của M. cajuputi đã nở gần như hoàn toàn. Hoa tràm bầu có 3 ô, bên trong chứa nhiều noãn; Núm nhụy ở trạng thái tiếp nhận hạt phấn thường sưng phồng, ướt và dính. Hạt phấn tràm có cấu trúc hình tam giác, 3 rãnh nổi rõ, bề rộng khoảng 16-25mm. Trên môi trường M1 (30% đường mía+150ppm axic boric), hạt phấn của M. leucadendra có tỷ lệ nảy mầm đạt 81,59%, chiều dài ống phấn 500,24mm và chỉ số nảy mầm 35641,7 phản ánh đúng nhất sức sống hạt phấn hay chất lượng hạt phấn tràm. Thụ phấn tự do có tỷ lệ đậu quả cao (80,23%), khử đực không thụ phấn và không khử đực để tự thụ phấn trong bao cách ly đều không có hiện tượng đậu quả (0%), và tự thụ phấn (cưỡng bức) phát hiện đậu quả với tỷ lệ thấp (4,17%). Hạt phấn LLA3 cất trữ 3 năm ở nhiệt độ -300C có tỷ lệ đậu quả 18,47%; Hạt phấn LNB1 cất trữ 1 năm ở nhiệt độ 40C có tỷ lệ đậu quả đạt 40,29%; Hạt phấn tươi, mới LNB01 và LNB02, có tỷ lệ đậu quả đạt tương ứng là 42,75 và 47,04%. Thời điểm thích hợp thụ phấn cho tỷ lệ đậu quả cao đối với một số loài tràm là ngày thứ 3 sau khử đực, tương ứng núm nhụy ở trạng thái tiếp nhận hạt phấn.

Tải xuống

Số lượt xem: 21
Tải xuống: 6

Đã Xuất bản

25-12-2012

Cách trích dẫn

Vũ Thơ, H. (2012). CƠ SỞ KHOA HỌC CHO LAI GIỐNG TRÀM (Melaleuca sp;) BẰNG THỤ PHẤN CÓ KIỂM SOÁT. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 017–025. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1496

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả