ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ ĐẾN KHẢ NĂNG TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA ĐINH ĐŨA DƯỚI TÁN RỪNG TRỒNG


Các tác giả

  • Hoàng Vũ Thơ Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trần Bình Đà Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Đinh Đũa, khả năng tái sinh, tái sinh tự nhiên

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu tái sinh dưới tán rừng thực nghiệm Núi Luốt cho thấy, khả năng tái sinh tự nhiên của Đinh
Đũa diễn ra khá mạnh mẽ. Phẩm chất cây tái sinh tại các vị trí điều tra có sự khác biệt, tỷ lệ cây tốt đạt 73,2%
(sườn đồi) và chỉ đạt 27,8% tại vị trí chân đồi. Số lượng và phẩm chất cây tốt đạt 68,8 và 51,2% tại nơi có độ
dốc trung bình (15- 250), nơi độ dốc thấp (< 150) chỉ đạt 31,2 và 25,8% tương ứng. Thực trạng cây tái sinh tại
các hướng phơi là khác nhau, số lượng và phẩm chất cây tốt đạt trị số cao nhất (65,0 và 48,6%) tại hướng Đông
Nam, các hướng khác đều có trị số thấp hơn. Số lượng và phẩm chất cây tốt đạt trị số 80,7 và 46,1% tương ứng
dưới tán rừng Thông hỗn loài, so với 19,3 và 31,3% về cùng chỉ tiêu tương ứng dưới tán rừng Keo hỗn loài. Tại
thời điểm điều tra, số lượng và phẩm chất cây tốt đạt trị số (65,0 và 48,6%) nơi có độ tàn che khá (0,7), nơi có
độ tàn che thấp có tỷ lệ phần trăm thấp hơn về cùng chỉ tiêu so sánh. Số lượng cây tái sinh và phẩm chất cây tốt
đạt trị số cao (80,1 và 45,5%) nơi có độ che phủ trung bình (21- 51%), nơi có độ che phủ cao và thấp hơn đều
có tỷ lệ phần trăm thấp hơn về cùng chỉ tiêu so sánh. Tỷ lệ cây tái sinh trong khoảng (từ dưới 20 đến 50cm)
tăng chậm (từ 39,0 đến 45,9%), và giảm nhanh xuống còn 2,6% khi chiều cao cây đạt trị số trên 100cm. Kết
quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn giúp đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm xúc tiến tái
sinh tự nhiên của Đinh Đũa sinh trưởng và phát triển tốt.

Tải xuống

Số lượt xem: 12
Tải xuống: 0

Đã Xuất bản

28-09-2014

Cách trích dẫn

Vũ Thơ, H., & Bình Đà, T. (2014). ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ ĐẾN KHẢ NĂNG TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA ĐINH ĐŨA DƯỚI TÁN RỪNG TRỒNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 036–046. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1341

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả