MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC LOÀI MỠ SAPA TẠI VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN, TỈNH LÀO CAI


Các tác giả

  • Vũ Quang Nam Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Xuân Thắng Vườn Quốc gia Hoàng Liên
  • Đỗ Anh Tuân Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Hình thái, Hoàng Liên, Mỡ sapa, tái sinh tự nhiên, tổ thành rừng, vật hậu

Tóm tắt

Mỡ sapa (Manglietia sapaensis) thuộc cây gỗ nhỏ đến vừa, ưa sáng. Quả và hạt được người Mông và người Giáy lấy về đun nước uống thay Chè, có tác dụng chữa đau bụng và bệnh về phổi. Kết quả nghiên cứu tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai cho thấy loài cây này có khu phân bố hẹp ở độ cao tuyệt đối từ 2.017-2.581 m trên tuyến Núi Xẻ - Fanxipan, địa hình nơi đây bị chia cắt mạnh, có nhiều đỉnh cao với sườn dốc đứng. Có tổng số 37 loài tham gia vào tổ thành tầng cây cao, trong đó có 18 loài trong công thức tổ thành. Mỡ sapa chỉ tham gia vào công thức tổ thành từ 2.234 - 2.400 m và chiếm vị trí quan trọng. Mỡ sapa thường đi kèm với 6 loài trong đó có 5 loài thường gặp gồm: Thiết tồn, Cáng lò, Dẻ, Xương gà xốp, Sứ đồng và Mần tang. Mật độ Mỡ sapa tập trung cao nhất với 150-250 cây/ha ở các đai 2300-2400 m. Mỡ sapa tại khu vực nghiên cứu xuất hiện cả 2 hình thức tái sinh là tái sinh hạt và tái sinh chồi, tuy nhiên hình thức tái sinh hạt vẫn là chủ yếu. Mật độ cây tái sinh dưới tán rừng tự nhiên ở VQG Hoàng Liên nơi có Mỡ sapa phân bố là tương đối tốt dao động từ 3.680 - 10.000 cây/ha, mật độ Mỡ sapa tái sinh dao động 160 - 400 cây/ha. Có thể nhận thấy năng lực tái sinh tự nhiên của Mỡ sapa tại khu vực 2.300 m đến 2.400 m là tương đối tốt và hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên trong phục hồi rừng loài cây này. 

Tải xuống

Số lượt xem: 30
Tải xuống: 6

Đã Xuất bản

28-09-2013

Cách trích dẫn

Quang Nam, V., Xuân Thắng, L., & Anh Tuân, Đỗ. (2013). MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC LOÀI MỠ SAPA TẠI VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN, TỈNH LÀO CAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 030–037. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1456

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng