ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ LOÀI VẠNG TRỨNG (Endospermum chinense Benth.)


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thơ Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Vũ Quang Nam Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Giải phẫu, mô thực vật, quang hợp, sinh lý, Vạng trứng

Tóm tắt

Vạng trứng (Endospermum chinense Benth.) thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) là cây gỗ lớn, có thân tròn, thẳng và sinh trưởng nhanh. Gỗ của loài cây này được dùng nhiều trong ngành công nghiệp nhẹ, vỏ thân và lá được dùng trong các bài thuốc đông y. Bằng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành sinh học và sinh lý thực vật trên đối tượng là các cây Vạng trứng 7-8 tuổi được trồng tại rừng thực nghiệm núi Luốt, Xuân Mai, công trình đã xác định được: các mẫu Vạng trứng có nhu cầu ánh sáng không cao. Tỷ lệ giữa mô đồng hóa/chiều dày lá là 83%, mô dậu/mô khuyết là 0,41. Hàm lượng diệp lục a là 6,607, tỷ lệ diệp lục a/b là 1,007 và cường độ quang hợp là 1,57. Lá Vạng trứng có tầng cutin (7,15µm) và biểu bì trên (36,71 µm) dày, mật độ khí khổng là 293/mm2, biểu bì cólông đa bào, cường độ thoát hơi nước thấp; sức hút nước của tế bào bằng 17,12. Từ những đặc điểm và số liệu này cho thấy Vạng trứng có khả năng chịu hạn, nhưng ở mức độ không cao. Lá Vạng trứng bị tổn thương nặng (90%) ở nhiệt độ 50oC và có thể chết hoàn toàn ở 55-60oC, ở 45oC mức độ tổn thương là 35-40%. Như vậy, khả năng chịu nhiệt (chịu nóng) của Vạng trứng không cao, song với nhiệt độ cao nhất ở núi Luốt là 43oC, Vạng trứng có thể chống chịu và phát triển tốt.

Tải xuống

Số lượt xem: 26
Tải xuống: 5

Đã Xuất bản

28-12-2013

Cách trích dẫn

Thị Thơ, N., & Quang Nam, V. (2013). ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ LOÀI VẠNG TRỨNG (Endospermum chinense Benth.). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 009–014. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1432

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>