NHÂN GIỐNG IN VITRO MỘT SỐ LOÀI DÓ TRẦM (Aquilaria) Ở VIỆT NAM


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thơ Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Thị Quỳnh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thành Tuấn Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Vũ Thị Phan Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Bùi Văn Thắng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Hà Văn Huân Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Bích Ngọc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Nguyễn Thế Nhã Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Aquilaria, Dó trầm, nhân giống in vitro

Tóm tắt

Chi Dó trầm (Aquilaria) là nhóm cây có khả năng tạo trầm hương. Trầm hương có chứa tinh dầu trầm - là loại dầu thượng hạng dùng làm hương liệu hay mỹ phẩm cao cấp, trầm hương còn dùng chữa bệnh, làm nhang trầm. Áp dụng phương pháp nhân giống tiên tiến - nhân giống in vitro những loài cây này đã thu được một số kết quả nhất định. Quả Dó trầm tươi được lau bằng cồn 70%, khử trùng bằng HgCl2 0,1% trong 5 phút, kết hợp với NaClO 5% trong 10 phút cho tỷ lệ hạt sạch và hạt nảy mầm là 84,6 % ở loài A. crassna; 72,7% ở A. rugosaAquilaria sp. Khả năng nhân nhanh chồi đạt cao nhất (6,27±1,07 - 6,8±0,87 chồi/mẫu) trên môi trường WPM* có bổ sung 0,1 mg/l BAP, 0,1 mg/l kinetin, 0,3 - 0,5 mg/l NAA, 2% sucrose và 0,7% agar đối với cả 3 loài. Sự hình thành rễ in vitro tốt khi bổ sung 1,0 mg/l NAA, 2% sucrose, 0,7% agar, cho 86,7% số chồi ra rễ, 3,40±0,4 rễ/chồi và kích thước rễ là 2,93±0,42 cm đối với loài A. rugosa; A. crassnaAquilaira sp. cùng thích hợp với môi trường có bổ sung 0,5 mg/l NAA, 0,25 mg/l IBA. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể ứng dụng phương pháp nuôi cấy in vitro vào nhân giống 3 loài Dó trầm trên, tạo ra số lượng cây giống lớn, chất lượng cao cung ứng cho nhu cầu trồng và phát triển các loài cây quý này.

Tải xuống

Số lượt xem: 26
Tải xuống: 0

Đã Xuất bản

30-12-2018

Cách trích dẫn

Thị Thơ, N., Thị Quỳnh, P., Thành Tuấn, N., Thị Phan, V., Văn Thắng, B., Văn Huân, H., Bích Ngọc, P., & Thế Nhã, N. (2018). NHÂN GIỐNG IN VITRO MỘT SỐ LOÀI DÓ TRẦM (Aquilaria) Ở VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (6), 024–031. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/882

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 7 > >>