ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ THỦY – NHIỆT ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA GỖ BẠCH ĐÀN (Eucalyptus urophylla)


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Diễn Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Văn Chương Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bạch đàn (Eucalyptus urophylla S.T. Blake), hệ số chống trương nở (ASE), hiệu suất chống hút nước của gỗ (WRE), khối lượng thể tích (γ), xử lý thủy - nhiệt

Tóm tắt

Gỗ rừng trồng nói chung và gỗ Bạch đàn Uro nói riêng là vật liệu xốp, rỗng, mao dẫn, dị hướng có khả năng trao đổi ẩm với môi trường xung quanh dẫn tới sự thay đổi kích thước, hình dạng và các tính chất cơ lý của gỗ làm ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của sản phẩm - Đây là nhược điểm chính của gỗ. Vì thế một trong những xu hướng chủ yếu trong việc nâng cao chất lượng gỗ đã và đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm là biến tính gỗ. Bài viết này, tác giả trình bày kết quả xử lý bằng phương pháp thủy - nhiệt đến một số tính chất vật lý của gỗ Bạch đàn (Eucalyptus urophylla S.T. Blake). Kết quả nghiên cứu cho thấy, xử lý thủy - nhiệt với sự thay đổi các chế độ như nhiệt độ (1400C; 1600C và 1800C) và thời gian (2 giờ; 3 giờ và 4 giờ) làm cho gỗ tăng sự ổn định kích thước: Hệ số chống trương nở (ASE) tăng từ 30,52% đến 40,2% và Hiệu suất chống hút nước (WRE) tăng từ 17,61% đến 34,44%, giảm khối lượng thể tích gỗ từ 4,18% đến 28,81%.

Tải xuống

Số lượt xem: 16
Tải xuống: 3

Đã Xuất bản

20-03-2014

Cách trích dẫn

Văn Diễn, N., & Văn Chương, P. (2014). ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ THỦY – NHIỆT ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA GỖ BẠCH ĐÀN (Eucalyptus urophylla). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 056–064. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1395

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2