ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ THỦY – NHIỆT ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT CÔNG NGHỆ CỦA GỖ BẠCH ĐÀN (Eucalyptus urophylla S.T. Blake)


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Diễn Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Xuân Phương Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bạch đàn, độ nhám bề mặt, độ bền kéo trượt màng keo, độ bong tách màng keo, xử lý thủy - nhiệt

Tóm tắt

Trong công nghệ xử lý nhiệt cho gỗ nói chung và xử lý thủy - nhiệt nói riêng, hiện nay các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước khi nghiên cứu xử lý nhiệt cho gỗ thường đề cập đến tính ổn định kích thước của gỗ sau khi xử lý. Trong bài viết này tác giả trình bày kết quả xử lý gỗ bằng phương pháp thủy - nhiệt ảnh hưởng đến một số tính chất công nghệ của gỗ Bạch đàn (Eucalyptus urophylla S.T. Blake), gỗ được xử lý thủy - nhiệt ở nhiệt độ (120oC; 140oC; 160oC; 180oC và 200oC) và thời gian (1 giờ; 2 giờ; 3 giờ; 4 giờ và 5 giờ). Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi nhiệt độ và thời gian xử lý thủy - nhiệt tăng làm giảm độ nhám bề mặt gỗ (Rmax) từ 116,16 µm xuống còn 71,12 µm (giảm 38,24 % so với mẫu chưa xử lý), độ bền kéo trượt màng keo (τk) giảm từ 6,69 MPa còn 1,68 MPa (giảm 74,12% so với mẫu chưa xử lý), độ bong tách màng keo tăng từ 16,81% đến 39,39% (tăng 57,31% so với mẫu chưa xử lý). Sự thay đổi của các chế độ xử lý đã làm cho tính chất công nghệ thay đổi rõ rệt, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn thông số công nghệ phù hợp khi xử lý thủy - nhiệt.

Tải xuống

Số lượt xem: 6
Tải xuống: 4

Đã Xuất bản

18-12-2015

Cách trích dẫn

Văn Diễn, N., & Xuân Phương, L. (2015). ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ THỦY – NHIỆT ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT CÔNG NGHỆ CỦA GỖ BẠCH ĐÀN (Eucalyptus urophylla S.T. Blake). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 092–100. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1235

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả