NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ LOÀI BƯƠNG MỐC


Các tác giả

  • Trần Ngọc Hải Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bương mốc, diệp lục, giải phẫu, sinh lý, ưa sáng

Tóm tắt

Bương mốc (Dendrocalamus velutinus) thuộc họ Hòa thảo (Poaceae) thân ngầm mọc cụm, thân khí sinh có kích thước lớn, thân dùng làm vật liệu xây dựng, than hoạt tính; măng ngon và được người tiêu dùng ưa chuộng. Bương mốc là loài bản địa có phân bố ở vùng Tây Bắc nước ta. Hiện nay đang được người dân trồng ở một số tỉnh như Hòa Bình, Sơn La. Kết quả nghiên cứu về giải phẫu và sinh lý cho thấy Bương mốc là loài cây có nhu cầu ánh sáng cao. Tỷ lệ giữa mô đồng hóa và bề dày lá 50,91%, lớp cutin trên khá dày 4,05 µm....và cutin dưới 3,64 µm... Hàm lượng diệp lục a là 2,71. Hàm lượng diệp lục b là 0,655; tỷ lệ diêp lục a/b là 4,14.  Như vậy, đây là loài cây ưa sáng cần trồng thuần loài, không nên trồng dưới tán các loài cây gỗ. Lá Bương mốc bi tổn thương nặng ở nhiệt độ từ 50°C trở nên, tổn thương hoàn toàn ở nhiệt độ từ 60°C. Như vậy, loài cây này khả năng chịu nhiệt không cao. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho đề xuất giải pháp kỹ thuật phát triển trồng loài cây Bương mốc có giá trị cao ở vùng miền núi.

Tải xuống

Số lượt xem: 8
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

25-09-2015

Cách trích dẫn

Ngọc Hải, T. (2015). NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ LOÀI BƯƠNG MỐC. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 051–055. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1267

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>