NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT VẬT LIỆU COMPOSITE TỪ VỎ CÂY VÀ POLYETHYLENE


Các tác giả

  • Triệu Văn Hải Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Cao Quốc An Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Thị Ánh Hồng Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bột gỗ, bột vỏ cây, composite gỗ nhựa, polyethylene

Tóm tắt

Vỏ cây keo tai tượng được nghiền nhỏ kết hợp với bột gỗ và một lượng nhựa polyethylene thích hợp có thể tạo ra được các sản phẩm WPC có hình dạng, kích thước khác nhau; chất lượng của sản phẩm WPC tạo thành được quyết định chủ yếu bởi rất nhiều yếu tố công nghệ, trong đó tỷ lệ bột vỏ cây sử dụng được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm WPC tạo thành. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Khi tỷ lệ bột vỏ cây keo tai tượng sử dụng tăng từ 0% đến 100% thì độ hút nước sau 4 ngày ngâm tăng từ 1,04% lên 1,86%, độ bền kéo giảm từ 18,7 MPa xuống 13,2 MPa, độ bền uốn tĩnh giảm từ 23,9 MPa xuống 17,4 MPa còn mô đun đàn hồi uốn tĩnh giảm từ 1,35 GPa xuống 0,955 GPa; tỷ lệ chất trợ tương hợp MAPE sử dụng cũng có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng của sản phẩm WPC tạo thành, cụ thể khi tăng tỉ lệ dùng MAPE tăng từ 0,2% lên 5,8%, thì độ hút nước sau 4 ngày ngâm giảm không đáng kể (từ 1,08% xuống 0,98%), độ bền kéo tăng từ 18,3 MPa lên 21,5 MPa, độ bền uốn tĩnh tăng từ 19,9 MPa lên 22,3 MPa và mô đun đàn hồi uốn tĩnh tăng từ 1,06 GPa lên 1,56 GPa.

Tải xuống

Số lượt xem: 24
Tải xuống: 22

Đã Xuất bản

18-12-2015

Cách trích dẫn

Văn Hải, T., Quốc An, C., & Thị Ánh Hồng, P. (2015). NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT VẬT LIỆU COMPOSITE TỪ VỎ CÂY VÀ POLYETHYLENE. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 101–107. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1236

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ