ẢNH HƯỞNG CỦA ÁP SUẤT ÉP VÀ THỜI GIAN ÉP TỚI MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA GỖ GHÉP KHỐI SẢN XUẤT TỪ GỖ KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis)


Các tác giả

  • Phạm Văn Chương Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Vũ Mạnh Tường Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Văn Diễn Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Áp suất ép, Keo lá tràm, Synteko 1985, thời gian ép, ván ghép khối

Tóm tắt

Áp suất ép và thời gian ép là hai tham số quan trọng của chế độ ép ảnh hưởng đáng kể đến một số tính chất cơ học của gỗ ghép khối. Ảnh hưởng của hai tham số này đến tính chất cơ học của ván ghép khối sản xuất từ gỗ Keo lá tràm đã qua xử lý ổn định kích thước và xử lý chậm cháy với chất kết dính Synteko 1985/1993 đã được tiến hành nghiên cứu và xác định với ba mức áp suất ép (1,0 MPa, 1,5 MPa và 2,0 MPa) và ba mức thời gian ép (50 phút, 60 phút và 70 phút). Kết quả nghiên cứu cho thấy các tính chất cơ học cơ bản của ván ghép khối như độ bền uốn tĩnh, mô đun đàn hồi và khả năng bám dính màng keo đều tăng khi tăng áp suất ép và thời gian ép (điều kiện ép nguội, nhiệt độ bằng nhiệt độ môi trường), ảnh hưởng của áp suất ép là rõ nét hơn so với ảnh hưởng của thời gian ép. Sản phẩm đạt cấp chất lượng GL10 theo AS/NZS 1328.2 :1998 khi trị số áp suất ép từ 1,8 - 2,0 MPa và thời gian ép là 60 phút

Tải xuống

Số lượt xem: 24
Tải xuống: 10

Đã Xuất bản

20-03-2014

Cách trích dẫn

Văn Chương, P., Mạnh Tường, V., & Văn Diễn, N. (2014). ẢNH HƯỞNG CỦA ÁP SUẤT ÉP VÀ THỜI GIAN ÉP TỚI MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA GỖ GHÉP KHỐI SẢN XUẤT TỪ GỖ KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 048–055. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1391

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>