MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HỆ THỰC VẬT THÂN GỖ CỦA KIỂU PHỤ RỪNG LÙN TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Hợp Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai

Từ khóa:

Bidoup – Núi Bà, cây gỗ, chỉ số đa dạng, đai cao, hệ thực vật, rừng lùn

Tóm tắt

Nghiên cứu hệ thực vật nói chung và thực vật thân gỗ theo đai cao nói riêng trong kiểu phụ rừng lùn (pygmy forest) có ý nghĩa rất quan trọng, tuy nhiên chưa được quan tâm ở Việt Nam. Do đó, nghiên cứu này đã được thực hiện. Công trình đã dựa trên 9 OTC (500 m2/OTC) được chia thành 3 OTC/đai cao. Có 2 nội dung chính được thực hiện gồm: (i) Xác định tính đa dạng các bậc taxa, giá trị bảo tồn hệ thực vật theo đai cao, (ii) xác định các chỉ số đa dạng loài thân gỗ theo 3 đai cao khác nhau. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ thực vật thân gỗ theo đai cao của kiểu phụ rừng lùn nơi đây khá đa dạng và phong phú, cụ thể có tới 98 loài thực vật đã được ghi nhận với 56 chi và 32 họ thực vật thuộc 2 ngành thực vật là ngành Thông (Pinophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó, 7 loài thực vật nguy cấp quý hiếm được ghi trong danh lục IUCN (2015), 4 loài trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và 6 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP phân bố tập trung ở đai cao 1600 -1800 m và 1800 - 2000 m. Các họ thực vật có số loài chiếm ưu thế tại khu vực nghiên cứu bao gồm họ Dẻ (Fagaceae), Long não (Lauraceae), Chè (Theaceae), Đỗ quyên (Ericaceae), Dung (Symplocaceae)... Nghiên cứu đã phân tích được một số chỉ số đa dạng sinh học: Chỉ số giá trị quan trọng (IVI), tỷ lệ hỗn loài (Hl), chỉ số phong phú loài Margalef (d), chỉ số đa dạng (H) (Shannon – Wiener), chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Cd), chỉ số tương đồng SI, cho thấy kiểu phụ rừng lùn trong kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp ở đai cao 1600 - 1800 m có tính đa dạng loài và giá trị bảo tồn cao hơn đai cao 1800 - 2000 m và trên 2000 m.

Tài liệu tham khảo

Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007). Sách Đỏ Việt Nam (Phần II - Thực vật). Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

Bộ Nông nghiệp và PTNT (2000). Tên cây rừng Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội

Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2006. Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 3 năm 2006 về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Nguyễn Nghĩa Thìn (1997). Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nxb ĐH Quốc gia, Hà Nội.

Mishra, R., 1968. Ecology work book. New Delhi: Oxford & IBH Publishing Co.,

Thái Văn Trừng (1998), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

Pandey, P.K., Sharma, S.C. and Banerjee, S.K., 2002. Biodiversity studies in a moist temperate Western Himalayan forest. Indian Journal of Tropical Biodiversity. 10: 19-27

Rastogi, Ajaya (1999). Methods in applied Ethnobotany: lesson from the field. Kathmandu, Nepal: international center for Intergrated Moundtain Development (ICIMOD).

Sharma, P. D. (2003). Ecology and environment. New Delhi, Rastogi Publication

Simpson, E. H. (1949). Measurment of diversity. London: Nature 163:688.

Shannon, C. E. and W. Wiener. (1963). The mathematical theory of communities. Illinois: Urbana University, Illinois Press,

Viện Điều tra quy hoạch rừng (Bộ Lâm nghiệp) (1980). Cây gỗ rừng Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Tải xuống

Số lượt xem: 10
Tải xuống: 1

Đã Xuất bản

15-06-2017

Cách trích dẫn

Văn Hợp, N. (2017). MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HỆ THỰC VẬT THÂN GỖ CỦA KIỂU PHỤ RỪNG LÙN TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 027–035. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1069

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng