SỰ KHÁC BIỆT VỀ DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ LOÀI TRONG CHI BƯƠNG (DENDROCALAMUS NEES) Ở VIỆT NAM


Các tác giả

  • Trần Ngọc Hải Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Văn Vương Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Hoàng Anh Chi cục Kiểm lâm Thanh Hoá

Từ khóa:

ADN mã vạch, chi Bương (Dendrocalamus), mồi RAPD, phân tích đa dạng di truyền

Tóm tắt

Chi Bương (Dendrocalamus Nees) có khá nhiều loài, mỗi loài có nét đặc trưng về hình thái, năng suất và chất lượng măng khác nhau. Nghiên cứu này làm sáng tỏ về mối quan hệ di truyền của các loài trong chi Bương (Dendrocalamus Nees). Tiến hành phân tích trên 10 mẫu lá cụ thể: Bương phấn (Đồng Bảng, Hòa Bình); Bương ngọt (Đồng Bảng, Hòa Bình); Bương mai (Đồng Bảng, Hòa Bình); Luồng (Đồng Bảng, Hòa Bình); Bương tền (Đồng Bảng, Hòa Bình); Luồng (Mai Châu, Hòa Bình); Lùng (Mộc Châu, Sơn La); Bương mốc (Tản Lĩnh, Ba Vì); Bương mốc (Yên Sơn, Ba Vì) và Bương mười (Đồng Bảng, Hòa Bình). Mẫu lá tươi được cho vào túi ziplock chứa silica gel và chuyển về phòng thí nghiệm lưu trữ ở -80oC cho đến khi ADN được tách chiết. ADN hệ gen được tách chiết theo phương pháp CTAB (Cetyl trimethyl ammonium bromide) của Saghai Maroof et al., 1984. 10 mồi RAPD (CP1, CP2, CP3, CP4, CP5, CP6, CP7, CP8, CP9 và CP10 từ hãng Operon, Mỹ) được khuyếch đại bằng máy PCR 9700 Thermal Cycler Applied Biosystems (Mỹ) theo phương pháp của Williams et al., (1990). Sản phẩm PCR_RAPD được mã hóa theo ma trận nhị phân. Số liệu sau đó được xử lý bằng phần mềm NTSYSpc 2.1 (Rohlf et al., 2002). Nghiên cứu đã xác định tỷ lệ ADN đa hình giữa các mẫu nghiên cứu là 35,58% trong đó, locus CP1 cho tỷ lệ đa hình cao nhất (57,45%). 10 mẫu nghiên cứu có sự đa dạng di truyền không cao với hệ số tương đồng di truyền dao động trong khoảng từ 0,65 đến 0,9 và ở mức độ tương đồng 80%, các mẫu Bương hợp thành phân nhóm phân biệt với các mẫu Luồng và Lùng, đặc biệt mẫu Lùng (Mộc Châu, Sơn La) cho sự khác biệt di truyền lớn nhất.

Tài liệu tham khảo

Saghai Maroof MA, Soliman KM, Jorgensen RA, Allard RW (1984). Ribosomal DNA spacer–length polymorphism in barley: Mendelian inheritance, chromosomal location, and population dynamics. Proc Natl Acad Sci 81: 8014 - 8019.

Williams, J.G.K., A.R. Kubelik, K.J. Livak, J.A. Rafalski and S.V. Tingey (1990). DNA polymorphisms amplified by arbitrary primers are useful as genetic markers. Nucl. Acids Res., 18: 6531 - 6535. PMID: 1979162.

Trần Ngọc Hải. Đánh giá mức độ da dạng di truyền loài Du sam đá vôi bằng kỹ thuật RAPD. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 1/2013, trang 22 - 27.

Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Đức Thành (2006). Kết quả phân tích đa dạng di truyền loài Sao lá hình tim bằng chỉ thị phân tử. Tạp chí NN&PTNT, trang 75 - 77.

Trần Vinh, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Bùi Văn Thắng (2010). Đánh giá đa dạng di truyền loài Thủy tùng bằng kỹ thuật RAPD. Tạp chí Công nghệ Sinh học 8(1), trang 75 - 80.

Rohlf et al (2002). NTSY pc 2.1: Numerical taxonomy system.

Tải xuống

Số lượt xem: 9
Tải xuống: 5

Đã Xuất bản

15-06-2017

Cách trích dẫn

Ngọc Hải, T., Văn Vương, L., & Hoàng Anh, N. (2017). SỰ KHÁC BIỆT VỀ DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ LOÀI TRONG CHI BƯƠNG (DENDROCALAMUS NEES) Ở VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 003–008. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/1059

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>