CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


Các tác giả

  • Phạm Hồng Lượng Tổng cục Lâm nghiệp

Từ khóa:

Chi trả, chính sách, dịch vụ môi trường rừng

Tóm tắt

Bài báo trình bày tóm tắt kết quả tình hình thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam theo Nghị Định 99/2010/NĐ-CP. Sử dụng các nguồn tài liệu thứ cấp, bài báo đã tổng hợp được những kết quả nổi bật của việc thực thi chính sách từ năm 2011 đến 2016. Sau 6 năm triển khai, tổng nguồn thu DVMTR là 6.510,6 tỷ đến từ ba đối tượng sử dụng dịch vụ là cơ sở thủy điện, cung cấp nước sạch và kinh doanh du lịch, trong đó phần lớn nguồn thu là từ các cơ sở thủy điện (97,04%). Chính sách chi trả DVMTR đã góp phần quản lý và bảo vệ hiệu quả 5.875 triệu ha rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy xã hội hóa nghề rừng. Trong giai đoạn sắp tới, nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng sẽ tiếp tục tăng lên và cơ cấu nguồn thu sẽ đa dạng hơn, do mức thu được điều điều chỉnh tăng theo Nghị định147/2016/NĐ-CP và tham gia các thị trường mua bán tín chỉ carbon.

Tải xuống

Số lượt xem: 5
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

28-02-2018

Cách trích dẫn

Hồng Lượng, P. (2018). CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 198–202. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/996

Số

Chuyên mục

Kinh tế, Xã hội và Phát triển

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả