ĐA DẠNG THỰC VẬT HẠT TRẦN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT


Các tác giả

  • Vương Duy Hưng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Danh Hùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An
  • Lê Phùng Diệu Ban quản lý rừng phòng hộ Quỳ Hợp, Nghệ An

Từ khóa:

Bảo tồn, Hạt trần, Pù Hoạt

Tóm tắt

Kết quả điều tra nghiên cứu trên 21 tuyến và 30 ô tiêu chuẩn tại Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Pù Hoạt đã ghi nhận được 10 loài thực vật Hạt trần thuộc 10 chi, 7 họ, gồm: Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry & H H.Thomas), Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz), Tuế lá dài (Cycas dolichophylla K.D.Hill, H.T.Nguyen & P.K.Lôc), Gắm núi (Gnetum montanum Markgr.), Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana Mast.), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub.), Kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius D.Don), Dẻ tùng vân nam (Amentotaxus yunnanensis H.L.Li), Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata). Tất cả các loài đều minh chứng bằng mẫu vật thu thập tại KBTTN Pù Hoạt. Nghiên cứu đã bổ sung cho danh lục của KBT 3 loài là: Tuế lá dài, Du sam núi đất và Dẻ tùng vân nam. Các loài Hạt trần tập trung chủ yếu ở khu vực phía Tây và Tây Bắc của KBTTN Pù Hoạt. Chúng thường phân bố ở đai từ 700 m trở lên, thuộc kiểu rừng nhiệt đới hoặc á nhiệt đới thường xanh. Nhằm tránh cho các loài khỏi nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại khu vực, các biện pháp bảo tồn tại chỗ và chuyển chỗ thực vật Hạt trần, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý hiếm là cần thiết tại Khu bảo tồn.

Tải xuống

Số lượt xem: 3
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

30-12-2018

Cách trích dẫn

Duy Hưng, V., Danh Hùng, N., & Phùng Diệu, L. (2018). ĐA DẠNG THỰC VẬT HẠT TRẦN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (6), 100–110. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/894

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả