NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO DÂY THÌA CANH (Gymenema sylvestre (Retz.) R. BR. Ex Schult)


Các tác giả

  • Đào Thị Thúy Hằng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Văn Việt Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Huyền Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Đoàn Thị Thu Hương Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Dây thìa canh, cụm chồi, Gymenema sylvestre, nuôi cấy mô, vi nhân giống

Tóm tắt

Cải tiến quy trình vi nhân giống Dây thìa canh (Gymenema sylvestre) đã được tối ưu hóa trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy, Dây thìa canh được sát trùng bề mặt bằng cồn 700  trong 1 phút, khử trùng bằng dung dịch HgCl2 0,1% trong 7 phút đã được thiết lập thành công trên môi trường MS (Murashige et Skoog, 1962) bổ sung 0,2 mg/l BAP; 30 g/l sucrose với tỷ lệ mẫu sạch là 72,15% và tỷ lệ hình thành chồi đạt 68,26% sau 4 tuần nuôi cấy. Các chồi ban đầu được cảm ứng tạo đa chồi trên môi trường MS bổ sung 1,5 mg/l BAP; 0,5 mg/l Kinetin; 0,1 mg/l NAA; 100 ml/l nước dừa; 100 g/l khoai tây; 30 g/l sucrose, cho tỷ lệ mẫu tái sinh chồi và hệ số nhân chồi đạt cao nhất (96,66% và 3,45 lần) sau 6 tuần nuôi cấy. Chồi ra rễ đạt 96,54%, số rễ trung bình 3,56 rễ/cây và chiều dài rễ trung bình 3,9 cm, khi nuôi cấy trên môi trường khoáng cơ bản MS bổ sung 0,6 mg/l NAA; 100 ml/l nước dừa; 100 g/l khoai tây; 20 g/l sucrose, sau 6 tuần nuôi cấy. Kỹ thuật nhân giống này có thể áp dụng để tạo ra hàng loạt cây giống Dây thìa canh chất lượng tốt đáp ứng cho nhu cầu sản xuất hiện nay.

Tải xuống

Số lượt xem: 11
Tải xuống: 1

Đã Xuất bản

30-12-2018

Cách trích dẫn

Thị Thúy Hằng, Đào, Văn Việt, N., Thị Huyền, N., & Thị Thu Hương, Đoàn. (2018). NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO DÂY THÌA CANH (Gymenema sylvestre (Retz.) R. BR. Ex Schult). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (6), 017–023. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/881

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 > >>