XÂY DỰNG KỊCH BẢN GIẢM PHÁT THẢI CO2 TỪ TÀI NGUYÊN RỪNG HUYỆN TUY ĐỨC, TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thanh Loan Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trần Quang Bảo Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Bùi Đình Đại Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Mất rừng, phát thải CO2, REDD+, suy thoái rừng

Tóm tắt

Nghiên cứu tiến hành đánh giá biến động rừng, nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng tại huyện Tuy Đức - tỉnh Đắk Nông qua giai đoạn 2005 - 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy tài nguyên rừng huyện Tuy Đức giai đoạn 2005 - 2015 có biến động lớn, cụ thể: Tổng diện tích mất rừng là 16.753,71 ha, diện tích suy thoái rừng là 2.945,16 ha; trong đó diện tích rừng tự nhiên tăng 9.588 ha, diện tích rừng trồng tăng 929,16 ha. Tổng diện tích mất rừng và suy thoái rừng huyện Tuy Đức lớn hơn tổng diện tích rừng tự nhiên tăng và tăng rừng trồng, có thể thấy được tình trạng người dân phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép để lấy đất cho mục đích khác dẫn tới việc mất rừng và suy thoái rừng tại Tuy Đức diễn ra mạnh. Từ dữ liệu biến động, các nguyên nhân gây mất rừng, suy thoái rừng, nghiên cứu tính toán được lượng phát thải - hấp thụ ròng CO2 của huyện Tuy Đức giai đoạn 2005 - 2015 có giá trị dương khoảng 161.147,84 tấn CO2/năm. Điều này cho thấy rừng của Tuy Đức đang tạo ra sự phát thải CO2 lớn hơn lượng rừng có thể hấp thụ được. Nghiên cứu xây dựng được 3 kịch bản giảm phát thải CO2 huyện Tuy Đức giai đoạn 2016 - 2020. Lợi ích ròng của cả ba kịch bản đều cho giá trị khá cao. Kịch bản xây dựng này dự kiến đều làm giảm lượng phát thải xuống dưới mức tham chiếu giá trị và có khả năng đạt được nhiều lợi ích từ carbon.

Tải xuống

Số lượt xem: 9
Tải xuống: 1

Đã Xuất bản

30-08-2018

Cách trích dẫn

Thị Thanh Loan, N., Quang Bảo, T., & Đình Đại, B. (2018). XÂY DỰNG KỊCH BẢN GIẢM PHÁT THẢI CO2 TỪ TÀI NGUYÊN RỪNG HUYỆN TUY ĐỨC, TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 094–105. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/868

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3