ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG TRÊN ĐẤT XÁM BẠC MÀU Ở CÁC KIỂU CANH TÁC KHÁC NHAU TẠI HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ


Các tác giả

  • Nguyễn Hoàng Hương Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Thị Khiếu Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Các mô hình canh tác, dinh dưỡng đất, quản lý sử dụng đất

Tóm tắt

Nghiên cứu thực trạng dinh dưỡng trên đất xám bạc màu ở các kiểu canh tác khác nhau được thực hiện tại 3 xã Điêu Lương, Yên Dưỡng, Yến Lạc thuộc huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mô hình trồng ngô - cỏ sữa - dâu tằm trên đất xám bạc màu tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nhất so với cây ở các mô hình trồng bạch đàn, chè, và keo - sắn. Ở khu vực nghiên cứu (xã Điêu Lương, Yên Dưỡng, Yến Lạc) hàm lượng mùn dao động từ 0,48% - 3,96%, trong đó, hàm lượng mùn tại mô hình trồng ngô - cỏ sữa - dâu tằm là cao nhất, hàm lượng mùn tại đất trồng chè là thấp nhất. Hàm lượng đạm dễ tiêu dao động từ 1 - 5mg/100g đất, ở mức nghèo. Hàm lượng lân dễ tiêu dao động từ 2 - 4,5 mg/100g đất, ở mức rất nghèo. Hàm lượng kali dễ tiêu dao động từ 5 - 7,5 mg/100g đất, ở mức nghèo đến khá. Kết quả nghiên cứu này cung cấp những thông tin định lượng cần thiết giúp cho việc lựa chọn những mô hình canh tác phù hợp và hướng dẫn cho việc quản lý sử dụng đất bền vững tại địa phương nghiên cứu.

Tải xuống

Số lượt xem: 54
Tải xuống: 26

Đã Xuất bản

30-08-2018

Cách trích dẫn

Nguyễn Hoàng Hương, & Thị Khiếu, L. (2018). ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG TRÊN ĐẤT XÁM BẠC MÀU Ở CÁC KIỂU CANH TÁC KHÁC NHAU TẠI HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 032–038. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/861

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả