NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG CẤU TRÚC VÀ CHẤT LƯỢNG RỪNG TRỒNG SA MỘC THEO TUỔI TẠI HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI


Các tác giả

  • Dương Văn Huy Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Bùi Mạnh Hưng Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Cấu trúc rừng, chất lượng cây rừng, mô hình tuyến tính hỗn hợp, phân tích thành phần chính

Tóm tắt

Qua phân tích kết quả cho thấy cả đường kính ngang ngực và chiều cao của cây rừng đều tăng theo tuổi, đường kính trung bình của các cấp tuổi lần lượt là 8,73 cm, 16,75 cm và 23,40 cm. Sự khác biệt về đường kính và chiều cao giữa các cấp tuổi là rất rõ rệt, bởi lẽ Sig của mô hình tuyến tính hỗn hợp đều nhỏ hơn 0,05. Phân bố Weibull có thể mô phỏng tốt cho phân bố tần số cả đường kính và chiều cao. Ở cấp tuổi cao hơn mức độ phù hợp của hàm Weibull giảm xuống. Mối quan hệ giữa đường kính và chiều cao ở tuổi 5 có thể mô phỏng tốt nhất bằng hàm S, tuổi 10 là hàm bậc 3 (Cubic) và tuổi 15 là hàm mũ (Power). Ở cả 3 cấp tuổi thì đường kính ngang ngực có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng cây rừng, sau đó mới đến các nhân tố khác. Hệ số ảnh hưởng trực tiếp đều lớn hơn nhiều so với hệ số ảnh hưởng gián tiếp. Khi tuổi cây rừng tăng thì hệ số ảnh hưởng gián tiếp có xu hướng giảm dần, rừng đi vào ổn định. Tỷ lệ cây có chất lượng tốt của rừng 15 tuổi là cao nhất (46,8%), sau đó đến tuổi 10 (34,3%) và cuối cùng là tuổi 5 (29,2%). Chất lượng cây rừng giữa ba cấp tuổi có sự khác biệt rõ rệt.

Tải xuống

Số lượt xem: 14
Tải xuống: 6

Đã Xuất bản

30-08-2018

Cách trích dẫn

Văn Huy, D., & Mạnh Hưng, B. (2018). NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG CẤU TRÚC VÀ CHẤT LƯỢNG RỪNG TRỒNG SA MỘC THEO TUỔI TẠI HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 022–031. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/860

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng