XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ UỐN CONG GỖ CAO SU TRONG SẢN XUẤT ĐỒ MỘC


Các tác giả

  • Phạm Ngọc Nam Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
  • Đặng Minh Hải Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

Từ khóa:

độ đàn hồi trở lại của bán kính cong, gỗ cao su, quá trình uốn, tỷ lệ mẫu hỏng

Tóm tắt

Nghiên cứu này đã được tiến hành để xác định chế độ uốn cong của gỗ cao su có qui cách 21×35×460 mm, bán kính uốn cong R1000 (mm) dùng trong sản xuất đồ mộc bằng phương pháp uốn định hình, gia nhiệt bằng hơi nước, nhiệt độ uốn 100 - 1050C,, áp suất uốn 6 kG/cm2... Nghiên cứu được tiến hành tại công ty TNHH Khang Huy (tại huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương) và Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 9 năm 2017. Thí nghiệm được thiết kế khoa học và hoàn toàn ngẫu nhiên. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng phương trình tương quan thể hiện mối quan hệ giữa thời gian luộc và thời gian uốn với tỷ lệ mẫu hỏng Y1= 1,36 – 0,84 X1 – 1,12 X2 + 0,92 X12 + 0,74 X22 và độ đàn hồi trở lại của bán kính cong Y2 = 1,42 – 0,48 X1 – 1,00 X2 + 0,67 X12 + 0,69 X22 ; đồng thời cũng xác định được các thông số tối ưu cho quá trình uốn: thời gian luộc 29,6 phút và thời gian uốn 46,4 phút; tương ứng với chế độ uốn đó là tỉ lệ mẫu hỏng đạt 0,74% và độ đàn hồi trở lại của bán kính cong là 0,97mm.

Tải xuống

Số lượt xem: 4
Tải xuống: 1

Đã Xuất bản

28-06-2019

Cách trích dẫn

Ngọc Nam, P., Thị Ánh Nguyệt, N., & Minh Hải, Đặng. (2019). XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ UỐN CONG GỖ CAO SU TRONG SẢN XUẤT ĐỒ MỘC. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 136–143. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/812

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ