TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG NÔNG LÂM NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA NGƯỜI DAO TẠI HUYỆN BẮC MÊ, TỈNH HÀ GIANG


Các tác giả

  • Đồng Thị Thanh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Bích Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Bá Long Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Hoàng Cằn Dương Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Biến đổi khí hậu, nông lâm - nghiệp, người Dao, tri thức bản địa

Tóm tắt

Tri thức bản địa là phương tiện để thể hiện các nguyên tắc về tín ngưỡng, thế giới quan, thể chế bản địa được đưa vào thực tiễn. Tri thức bản địa cũng quan trọng như kiến thức khoa học trong cách tiếp cận để thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, tri thức bản địa là cơ sở cho việc ra quyết định ở cấp địa phương cho chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu. Bài báo này sẽ tập trung tri thức bản địa của người Dao, tại huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang để thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông lâm - nghiệp. Qua thời gian nhiều năm thử nghiệm, người Dao đã tích lũy tri thức bản địa, phát triển hệ thống canh tác phù hợp với môi trường sống của họ. Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập thông qua khảo sát, phỏng vấn và thảo luận nhóm tập trung để thu thập kiến ​​thức bản địa về giống cây trồng và giống vật nuôi, dự báo thời tiết, thực hành canh tác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, diễn biến của khí hậu tại khu vực nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1998 đến 2019 nhiệt độ có xu thế gia tăng, lượng mưa có xu hướng giảm; nhưng không theo quy luật, gây nhiều bất lợi đối với sản xuất. Các hiện tượng thời tiết cực đoan lũ quét, mưa đá, gió bão, rét đậm rét hại, nắng nóng kéo dài đã tác động nghiêm trọng đến cây trồng, vật nuôi. Người Dao đã vận dụng tri thức bản địa trong với BĐKH gồm: sử dụng bộ giống cây trồng, vật nuôi bản địa; kinh nghiệm dự báo thời tiết khí hậu cực đoan; kinh nghiệm điều chỉnh hệ thống cây trồng; kinh nghiệm canh tác để thích ứng. Những tri thức bản địa này đóng vai trò quan trọng, góp phần cải thiện và duy trì các dịch vụ hệ sinh thái, tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH, giảm tính dễ bị tổn thương. Vì vậy, tích hợp hệ thống tri thức bản địa vào các chương trình thích ứng là cần thiết.

Tài liệu tham khảo

ADC (2013), Báo cáo nghiên cứu Kiến thức bản địa thích ứng với Biến đổi khí hậu.

Bộ tài nguyên môi trường (2007), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.

CARE & Trung tâm nghiên cứu phát triển nông lâm nghiệp miền núi (2014), Tài liệu hướng dẫn: Xác định và sử dụng tri thức bản địa trong thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng.

Trương Quang Học, Hoàng Thị Ngọc Hà, Vũ Thị Bích Hợp (2019), Các tổ chức xã hội và kế hoạch Quốc gia thích ứng biến đổi khí hậu, Tài liệu dự án Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội vào quá trình xây dựng kế hoạch quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ủy ban nhân dân xã Đường Hồng (2018), Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất năm 2018 và phương hướng năm 2019.

Đồng Thị Thanh (2019), Đề xuất giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông lâm nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, Báo cáo đề tài cơ sở, Trường Đại học Lâm nghiệp.

Viện kinh tế sinh thái (2000), Sổ tay lưu giữ và sử dụng kiến thức bản địa, NXB nông nghiệp Hà Nội.

Tải xuống

Số lượt xem: 57
Tải xuống: 21

Đã Xuất bản

10-04-2020

Cách trích dẫn

Thị Thanh, Đồng, Thị Bích, N., Bá Long, N., & Cằn Dương, H. (2020). TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG NÔNG LÂM NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA NGƯỜI DAO TẠI HUYỆN BẮC MÊ, TỈNH HÀ GIANG. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 094–102. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/762

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>