ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA CÁC LOÀI CÂY ƯU THẾ RỪNG KÍN THƯỜNG XANH ẨM NHIỆT ĐỚI TẠI KHU VỰC TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI


Các tác giả

  • Lê Hồng Việt Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Nguyễn Hồng Hải Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trần Quang Bảo Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Văn Tín Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Lê Ngọc Hoàn Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Cấu trúc không gian, chỉ số đồng góc, rừng tự nhiên nhiệt đới, trộn lẫn, ưu thế

Tóm tắt

Cấu trúc không gian là một trong những chỉ tiêu quan trọng để mô tả cấu trúc lâm phần. Sử dụng phương pháp phân tích định lượng cấu trúc không gian của rừng dựa vào quan hệ của các cây lân cận nhau. Số liệu được thu thập trên 12 ô tiêu chuẩn 2.500 m2 (50 m x 50 m) của 3 trạng thái rừng (giàu, trung bình, nghèo), kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới tại khu vực rừng phòng hộ Tân Phú, Đồng Nai. Cây gỗ có đường kính ngang ngực ≥ 6 cm được xác định loài, đo đếm đường kính ngang ngực và vị trí tương đối trong ô tiêu chuẩn. Sử dụng mềm Crancod để tính toán và mô tả các tham số cấu trúc như trộn lẫn, ưu thế đường kính và chỉ số đồng góc. Kết quả cho thấy: tại ba loại trạng thái rừng giàu, trung bình và nghèo, mức độ trộn lẫn của các cây ưu thế thường ở mức cao đến rất cao. Các loài cây gỗ chủ yếu thường có xu hướng sống chung với các loài khác. Đặc điểm ưu thế đường kính của các loài cây gỗ chủ yếu thường có mức độ từ bị chèn ép mạnh tới ưu thế trội. Kết quả nghiên cứu chỉ ra Sến mủ (Shorea roxburghii) thường có mức độ trung bình đến bị chèn ép mạnh về ưu thế đường kính so với những cây xung quanh, Trâm vỏ đỏ (Syzygium zeylanicum) và Làu táu (Vatica odorata) thường có xu hướng ưu thế lấn át về đường kính với cây xung quanh. Đặc điểm đồng góc của các loài cây gỗ chủ yếu tại trạng thái rừng giàu khu vực nghiên cứu thường có mức độ từ đều đến rất cụm, ở trạng thái rừng trung bình và rừng nghèo từ rất đều đến rất cụm. Các tham số cấu trúc không gian của lâm phần là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp lâm sinh trong quản lý rừng bền vững, xúc tiến tái sinh tự nhiên và phục hồi rừng.

Tài liệu tham khảo

Aguirre, G Hui, K von Gadow, J Jiménez, 2003. An analysis of spatial forest structure using neighbourhood-based variables. Forest Ecology and Management, Vol.,183.

Corral-Rivas JJ, Wehenkel C, Castellanos-Bocaz HA, Vargas-Larreta B & Diéguez-Aranda U, 2010. A permutation test of spatial randomness: application to nearest neighbour indices in forest stands. Journal of Forest Research, Vol., 15.

Nguyễn Hồng Hải, Phạm Văn Điển, 2017. Đặc điểm phân bố không gian của cây rừng tự nhiên lá rộng thường xanh, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí NN&PTNT, Số 14/2017.

Nguyễn Hồng Hải, 2017. Phân tích đặc điểm cây lân cận gần nhất của rừng lá rộng nhiệt đới. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm Nghiệp, số 05/2017.

Pommerening, A., 2002. Approaches to quantifying forest structures. Forestry, 75(3), 305–324.

Li Y, Hui G, Zhao Z, Hu Y & Ye S, 2014. Spatial structural characteristics of three hardwood species in Korean pine broad-leaved forest—Validating the bivariate distribution of structural parameters from the point of tree population. Forest Ecology and Management, Vol.,31.

Lê Hồng Việt, Trần Quang Bảo, Phạm Văn Hường, 2019. Vai trò của quần thể Sến mủ (Shorea roxburghii G. Don) trong cấu trúc của rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới tại khu vực Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai. Tạp chí NN&PTNT, số 20/2019.

Von Gadow, K., & Hui, G. Y., 2002. Characterizing forest spatial structure and diversity. Sustainable Forestry in Temperate Regions; Björk, L., Ed.; SUFOR, University of Lund: Sweden, 20-30.

Nguyễn Văn Thêm, Nguyễn Trọng Bình, 2016. Chỉ số phức tạp về cấu trúc đối với rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Mã Đà, tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 04/2016.

Tải xuống

Số lượt xem: 53
Tải xuống: 18

Đã Xuất bản

10-04-2020

Cách trích dẫn

Hồng Việt, L., Hồng Hải, N., Quang Bảo, T., Văn Tín, N., & Ngọc Hoàn, L. (2020). ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA CÁC LOÀI CÂY ƯU THẾ RỪNG KÍN THƯỜNG XANH ẨM NHIỆT ĐỚI TẠI KHU VỰC TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 072–083. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/755

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường