QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP


Các tác giả

  • Đinh Thanh Sang Trường Đại học Thủ Dầu Một
  • Phạm Thị Vân Trường Trung cấp Nông Lâm nghiệp Bình Dương

Từ khóa:

Đa dạng sinh học, quản lý rừng đặc dụng, sinh kế, Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Tóm tắt

Áp dụng phương pháp kế thừa, phỏng vấn sâu, và khảo sát thực địa, nghiên cứu đã ghi nhận thực trạng quản lý và thách thức đối với tài nguyên rừng tại Vườn quốc gia (VQG) Bù Gia Mập. Tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH) và sinh cảnh rừng Bù Gia Mập rất đa dạng, phong phú. Trong đó, có 757 loài động vật và 1.117 loài thực vật bậc cao có mạch, 51 loài động thực vật có tên trong Danh lục đỏ thế giới. Khu rừng đặc dụng này có hai kiểu rừng chính là rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới và rừng kín nửa thường xanh ẩm nhiệt đới. Tuy vậy, 60,6% số được phỏng vấn là là hộ nghèo, thu nhập không ổn định, còn phụ thuộc lớn vào tài nguyên ĐDSH của rừng đặc dụng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy thực tiễn quản lý ở Bù Gia Mập còn đối mặt với nhiều tồn tại và thách thức như thiếu vốn vật chất, thiếu nhân lực chuyên môn, việc vi phạm luật lâm nghiệp vẫn còn xảy ra, công tác phối hợp giữa các bên liên quan có hiệu quả thấp. Trên cơ sở đó, các kiến nghị đã được đề xuất nhằm giải quyết các thách thức và quản lý bền vững tài nguyên rừng của VQG Bù Gia Mập.

Tải xuống

Số lượt xem: 11
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

20-12-2023

Cách trích dẫn

Thanh Sang, Đinh, & Thị Vân, P. (2023). QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 083–090. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/72

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường