ĐO VẼ, THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TỶ LỆ 1/500 PHỤC VỤ LẬP QUY HOẠCH CHI TIẾT ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN, KHU TRUNG TÂM XÃ TRUNG CHÂU, HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Các tác giả

  • Lê Hùng Chiến Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phùng Minh Tám Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Duyên Phân hiệu Trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội tại Thanh Hóa

Từ khóa:

Bản đồ hiện trạng, phần mềm DPsurvey, phần mềm GPsurvey 3.1, xã Trung Châu

Tóm tắt

Quy hoạch chi tiết các điểm dân cư và khu trung tâm cần xác định rõ vị trí, diện tích xây dựng của các công trình như: Trụ sở của các cơ quan đơn vị, tổ chức; Các công trình giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ. Nhằm xác định các khu chức năng và định hướng phát triển cho từng điểm dân cư phù hợp với điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán và các yếu tố khác. Để có cơ sở thực hiện quy hoạch chi tiết thì cần thiết phải đo vẽ thành lập bản đồ hiện trạng. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được 04 điểm đường chuyền địa chính cấp 1 (TC01, TC02, TC03, TC04). Các điểm đường chuyển được đo bằng công nghệ GPS tương đối kỹ thuật đo tĩnh và bình sai bằng phần mềm GPsurvey 3.1 đảm bảo độ chính xác theo quy phạm hiện hành là cơ sở để đo chi tiết và thành lập bản đồ. Đo chi tiết tại 04 điểm quy hoạch khu trung tâm và khu dân cư nông thôn, được tiến hành bằng máy toàn đạc điện tử, đảm bảo theo yêu cầu thành lập bản đồ tỷ lệ lớn. Sử dụng phần mềm DPsurvey để trút số liệu, tính toán tọa độ cá điểm chi tiết đảm bảo độ chính xác, độ tin cậy. Nghiên cứu này đã biên tập được 08 bản đồ hiện trạng, đảm bảo độ chính xác phục vụ công tác quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã và khu dân cư nông thôn được Sở TNMT thành phố Hà Nội nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Tải xuống

Số lượt xem: 17
Tải xuống: 6

Đã Xuất bản

28-12-2019

Cách trích dẫn

Hùng Chiến, L., Minh Tám, P., & Thị Duyên, N. (2019). ĐO VẼ, THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TỶ LỆ 1/500 PHỤC VỤ LẬP QUY HOẠCH CHI TIẾT ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN, KHU TRUNG TÂM XÃ TRUNG CHÂU, HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI . TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (6), 129–136. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/700

Số

Chuyên mục

Kinh tế, Xã hội và Phát triển

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả