ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ KEO NHỰA THÔNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TRANG SỨC TRÊN BỀ MẶT GỖ BỒ ĐỀ


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thanh Hiền Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Đỗ Hữu Tài Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Chất lượng trang sức, độ bền bám dính, độ bóng bề mặt, gỗ Bồ đề, keo nhựa thông

Tóm tắt

Gỗ là một vật liệu được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới cho nhiều ứng dụng, chẳng hạn như làm cột điện, hàng rào, xây dựng nhà, đồ đạc và bàn ghế. Tuy nhiên, gỗ dễ dàng bị tấn công trong quá trình phục vụ bởi sinh vật phá hoại như nấm và côn trùng. Gỗ có thể được bảo vệ khỏi sự tấn công của sâu bệnh bằng cách xử lý bảo quản cho gỗ bởi nhiều chất bảo quản khác nhau. Nhựa thông là một sảm phẩm từ thiên nhiên, nó có đặc tính kỵ nước rất tốt và thân thiện với con người. Trong nghiên cứu này, gỗ Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre) trước khi sơn phủ polyurethane (PU), đã được xử lý ngâm tẩm với 1%, 2% và 4% dung dịch keo nhựa thông và ảnh hưởng của keo nhựa thông đến một số chỉ tiêu chất lượng màng sơn trên bề mặt gỗ đã xử lý cũng được nghiên cứu. Kết quả đã cho thấy: sử dụng keo nhựa thông ở nồng độ từ 1% đến 4% để xử lý ngâm tẩm cho gỗ Bồ đề không ảnh hưởng đến khả năng bám dính và khả năng chịu nhiệt cũng như khả năng chống chịu môi trường axit và bazơ của màng sơn trên bề mặt của gỗ đã ngâm tẩm. Tuy nhiên, gỗ sau khi được xử lý bảo quản bởi dung dịch keo nhựa thông có xu hướng làm giảm nhẹ độ bóng của màng sơn. Khi nồng độ dung dịch keo nhựa thông tăng lên thì khả năng bám dính của màng sơn có xu hướng giảm nhẹ, tuy nhiên, nó không ảnh hưởng đến khả năng chống chịu môi trường của màng sơn trên bề mặt gỗ.  

Tải xuống

Số lượt xem: 9
Tải xuống: 3

Đã Xuất bản

28-12-2019

Cách trích dẫn

Thị Thanh Hiền, N., & Hữu Tài, Đỗ. (2019). ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ KEO NHỰA THÔNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TRANG SỨC TRÊN BỀ MẶT GỖ BỒ ĐỀ. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (6), 098–104. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/696

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ