PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO MẤT RỪNG TỰ NHIÊN BẰNG MÔ HÌNH CHỈ SỐ THỐNG KÊ VÀ GIS Ở HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Lợi Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
  • Dương Văn Thành Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
  • Nguyễn Hợi Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
  • Lê Thái Hùng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
  • Hồ Đăng Nguyên Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
  • Ngô Tùng Đức Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
  • Nguyễn Thị Hồng Nga Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

Từ khóa:

AHP, GIS, Landsat, mất rừng, mô hình chỉ số thống kê, Nam Đông

Tóm tắt

Mục đích của nghiên cứu này là dự báo mất rừng tự nhiên, xác định và đánh giá các nhân tố có liên quan đến các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mất rừng ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh hưởng của 8 nhân tố mất rừng đã được chọn, bao gồm độ cao, độ dốc, chất lượng rừng, phân mảnh rừng, khoảng cách đến đường giao thông gần nhất, khoảng cách đến khu định cư gần nhất, khoảng cách đến sông suối gần nhất và chủ rừng. Ba cảnh ảnh Landsat năm 2005, 2015 và 2020 được sử dụng để đánh giá thay đổi và mất rừng tự nhiên. Khu vực mất rừng được chồng lên các nhân tố mất rừng để xác định mối quan hệ giữa mất rừng và các nhân tố lựa chọn. Mô hình chỉ số thống kê dựa trên cơ sở GIS cũng được áp dụng để ước tính các mức độ nguy cơ mất rừng dựa trên cơ sở phân tích thứ bậc (AHP) và phương pháp phân tích chỉ số thống kê của tám nhân tố dự báo mất rừng. Kết quả thẩm định cho thấy giá trị AUC đạt 0,821; chứng tỏ mô hình chỉ số thống kê đảm bảo độ tin cậy và có khả năng dự báo tốt địa điểm mất rừng trong tương lai. Những khu vực rừng tự nhiên có chất lượng kém và bị phân mảnh gần đường giao thông, sông suối, khu dân cư, độ dốc thoải ở độ cao thấp do Ủy ban nhân dân các xã quản lý có nguy cơ mất rừng cao. Trong tổng số diện tích rừng tự nhiên hiện có, khoảng 5,8% mất rừng được đánh giá ở mức độ cao ở các xã Hương Lộc, Hương Phú, Thượng Lộ, Thượng Nhật và Thượng Quảng, cần có biện pháp can thiệp phù hợp. Ngoài ra, các kết quả đầu ra về dữ liệu không gian là rất hữu ích cho việc xây dựng kế hoạch quản lý rừng tự nhiên bền vững ở khu vực nghiên cứu.

Tải xuống

Số lượt xem: 7
Tải xuống: 5

Đã Xuất bản

20-12-2023

Cách trích dẫn

Văn Lợi, N., Văn Thành, D., Hợi, N., Thái Hùng, L., Đăng Nguyên, H., Tùng Đức, N., & Thị Hồng Nga, N. (2023). PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO MẤT RỪNG TỰ NHIÊN BẰNG MÔ HÌNH CHỈ SỐ THỐNG KÊ VÀ GIS Ở HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 072–082. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/68

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường