ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI CÁC TRANG TRẠI, GIA TRẠI SAU DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Các tác giả

  • Nguyễn Bá Long Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trần Thu Hà Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Dồn điền đổi thửa, quản lý đất đai, sử dụng đất, trang trại

Tóm tắt

Chính sách dồn điền đổi thửa (DĐĐT) của thành phố Hà Nội đã giải quyết vấn đề manh mún đất đai, hình thành các trang trại, gia trại. Tuy nhiên, công tác quản lý và sử dụng đất của trang trại, gia trại sau DĐĐT còn lỏng lẻo trong xây dựng, mô hình liên kết trong sản xuất còn hạn chế. Nghiên cứu này chỉ ra những tồn tại trong quản lý và sử dụng đất của trang trại, gia trại sau khi DĐĐT. Số liệu được thu thập thông qua điều tra 5 trang trại nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), 39 trang trại tổng hợp, 114 trang trại chăn nuôi trên địa bàn toàn huyện. Kết quả nghiên cứu cho thấy trung bình mỗi năm tăng 46 - 53 trang trại. Hình thức tích tụ đất đai của trang trại NTTS chủ yếu là đấu thầu, còn trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp là chuyển nhượng. Tỷ lệ vi phạm đất đai của các trang trại chiếm tới 65,82%, vi phạm chủ yếu là xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp có diện tích lớn hơn 15 m2 và xây chuồng trại chăn nuôi lớn hơn 40% diện tích. Mô hình chăn nuôi lợn và gà thịt theo hướng liên kết với doanh nghiệp có chỉ số sinh lời cao hơn, cụ thể GO/IC cao hơn chăn nuôi hộ gia đình từ 1,06 đến 1,12 lần, chỉ số VA/GO cao hơn từ 1,22 - 1,82 lần và chỉ số VA/IC cao hơn từ 1,26 - 2,08 lần so với truyền thống, nhưng mức đầu tư cũng cao hơn từ 5 - 43 lần. Xử lý vi phạm do xây dựng công trình trên đất kết hợp với phê duyệt đề án chuyển đổi mô hình, tăng cường liên kết chuỗi là giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất của trang trại, gia trại.

Tải xuống

Số lượt xem: 8
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

28-10-2019

Cách trích dẫn

Bá Long, N., & Thu Hà, T. (2019). ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI CÁC TRANG TRẠI, GIA TRẠI SAU DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (5), 125–134. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/677

Số

Chuyên mục

Kinh tế, Xã hội và Phát triển

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3