ĐẶC ĐIỂM HỆ THỰC VẬT VÀ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CỎ CHẤP (Cyperus cephalotes Vahl) Ở KHU ĐẤT NGẬP NƯỚC BÀU SẤU, VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN


Các tác giả

  • Kiều Mạnh Hưởng Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Nguyễn Văn Quý Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Cao Thị Lệ Quyên Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Nguyễn Thị Hoa Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Nguyễn Thị Hạnh Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Nguyễn Văn Hợp Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai

Từ khóa:

Bàu Sấu, Cỏ chấp, đất ngập nước, quần hợp, Vườn Quốc gia Cát Tiên

Tóm tắt

Bài viết này cung cấp những đặc điểm hệ thực vật làm cơ sở khoa học nhằm đề xuất giải pháp kiểm soát loài Cỏ chấp (Cyperus cephalotes Vahl) ở khu đất ngập nước Bàu Sấu, Vườn Quốc gia Cát Tiên (VQG). Kết quả cho thấy, sự xâm lấn của Cỏ chấp (Cyperus cephalotes Vahl) và các quần hợp thực vật đã làm giảm trung bình năm khoảng 1,32 ha diện tích mặt nước giai đoạn 2005-2022. Tổng số 177 loài/dưới loài, 141 chi thuộc 65 họ thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạch đã được ghi nhận. Trong đó, bổ sung 11 loài cho Vườn Quốc gia, và 57 loài cho khu đất ngập nước Bàu Sấu. Bên cạnh đó, sự đa dạng về yếu tố địa lý, phổ dạng sống, giá trị hệ thực vật cũng đã được phân tích và đánh giá. Những thành phần loài thực vật này đã hình thành nên 13 quần hợp thực vật với những đặc trưng khác nhau. Nghiên cứu này cũng đã xác định được xu hướng diễn thế của các quần hợp thực vật trên cơ sở đó đề xuất được một số giải pháp kiểm soát Cỏ chấp (Cyperus cephalotes Vahl), nhằm phát triển bền vững những giá trị mà hệ thực vật này mang lại cho khu đất ngập nước Bàu Sấu nói riêng và hệ thực vật VQG Cát Tiên nói chung.

Tải xuống

Số lượt xem: 16
Tải xuống: 4

Đã Xuất bản

20-12-2023

Cách trích dẫn

Mạnh Hưởng, K., Văn Quý, N., Thị Lệ Quyên, C., Thị Hoa, N., Thị Hạnh, N., & Văn Hợp, N. (2023). ĐẶC ĐIỂM HỆ THỰC VẬT VÀ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CỎ CHẤP (Cyperus cephalotes Vahl) Ở KHU ĐẤT NGẬP NƯỚC BÀU SẤU, VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 061–071. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/65

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 4 > >>