XÁC ĐỊNH TUỔI KHAI THÁC TỐI ƯU CHO RỪNG TRỒNG QUẾ TẠI HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI


Các tác giả

  • Nguyễn Đăng Cường Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
  • Phan Hữu Hiển Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai
  • Nguyễn Văn Bích Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Cao Thị Thu Hiền Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Hiệu quả kinh tế, huyện Bảo Yên, Quế, tuổi khai thác tối ưu

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tuổi khai thác tối ưu về kinh tế cho chu kỳ giao đất 50 năm cho rừng trồng Quế tại xã Xuân Hòa và Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên, Lào Cai. Số liệu điều tra về sinh trưởng rừng trồng Quế tuổi 5 đến 11 được thu thập từ 35 ô tiêu chuẩn (OTC) ngẫu nhiên ở cấp đất II. Số liệu về thu nhập và và chi phí được thu thập từ số liệu phỏng vấn 20 hộ dân. Kết quả xử lý bằng ngôn ngữ R cho thấy, lâm phần Quế sinh trưởng nhanh và liên tục từ tuổi 5 đến tuổi tuổi 11, quy luật biến đổi đường kính và chiều cao theo tuổi được mô phỏng thông qua phương trình Gompertz (P_value < 0,001). Quy luật biến đổi khối lượng vỏ tươi với tuổi và đường kính được mô phỏng thông qua phương trình Power (P_value < 0,001). Hiệu quả kinh tế cho thấy giá trị lợi nhuận ròng đạt lớn nhất ở chu kỳ kinh doanh tuổi 10 là 394,84 triệu đồng/ha, cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được 7,04 đồng lợi nhuận (BCR), tỷ lệ lợi nhuận bình quân là 53%. Giá trị NPVN đạt lớn nhất là 695,98 triệu đồng/ha với chu kỳ kinh doanh 10 năm trong chu kỳ giao đất 50 năm. Do đó tuổi thành thục kinh tế rừng Quế trồng tính cho một luân kỳ kinh doanh hay nhiều luân kỳ trong 50 năm người dân thuê đất rừng là 10 năm. Khi tỷ lệ chiết khấu r được giả định tăng lên 10% và 14% thì tuổi thành thục kinh tế không thay đổi và đều đạt giá trị lớn nhất ở tuổi 10. Kết quả của nghiên cứu là cơ sở khoa học để đề xuất tuổi khai thác hợp lý và các chính sách cho quản lý rừng bền vững.

Tải xuống

Số lượt xem: 15
Tải xuống: 7

Đã Xuất bản

24-11-2020

Cách trích dẫn

Đăng Cường, N., Hữu Hiển, P., Văn Bích, N., & Thị Thu Hiền, C. (2020). XÁC ĐỊNH TUỔI KHAI THÁC TỐI ƯU CHO RỪNG TRỒNG QUẾ TẠI HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 029–039. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/622

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả