NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA CÁC ĐIỀU KIỆN THU NHẬN CHLOROGENIC ACID TỪ QUẢ CÀ PHÊ XANH BẰNG ENZYME PECTINASE


Các tác giả

  • Trịnh Trúc Giang Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Hoàng Mạnh Đạt Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Vũ Kim Dung Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Việt Phương Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm

Từ khóa:

Cà phê xanh, chlorogenic acid, pectinase, phân hủy pectin, tối ưu hóa

Tóm tắt

Chlorogenic acid (CGA) là hợp chất chống oxi hóa tự nhiên, được tìm thấy có nhiều trong cà phê xanh. CGA có các tính chất sinh học quý bao gồm: kháng viêm, kháng ung thư, chống béo phì và chống co giật. Trong công nghiệp thực phẩm, CGA có thể được sử dụng để thay thế chất bảo quản hóa học do có khả năng kháng vi sinh vật. Đối với ngành công nghiệp cà phê, cà phê xanh dường như không có giá trị vì chúng bị loại bỏ đi sau quá trình thu hái và chế biến. Điều này gây ra sự lãng phí nguyên liệu rất lớn. Do đó việc tận dụng nguồn phế liệu này là rất cần thiết, góp phần tăng giá trị kinh tế cho cây cà phê và tận dụng triệt để sản phẩm mà nó mang lại. Bài báo khảo sát quá trình chiết xuất CGA từ cà phê xanh với tỷ lệ nguyên liệu/dung môi 1:10 - 1:80 (g/ml), pectinase 10 - 60 U/g, khoảng pH 5,0 - 7,5, nhiệt độ 20 - 60oC, tốc độ lắc 0 - 160 vòng/phút, thời gian 10 - 120 phút và đã tìm được phương án phù hợp cho hàm lượng CGA 58,18 mg/g. Tối ưu điều kiện chiết xuất theo quy hoạch thực nghiệm bậc 2 Box-Benken đã nâng cao được nồng độ CGA đạt 62,31 mg/g (tỷ lệ 1:60 g/ml; 55 U/g; pH 5,5; 50oC, 80 vòng/phút, 55 phút).

Tải xuống

Số lượt xem: 142
Tải xuống: 119

Đã Xuất bản

24-11-2020

Cách trích dẫn

Trúc Giang, T., Mạnh Đạt, H., Kim Dung, V., & Việt Phương, N. (2020). NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA CÁC ĐIỀU KIỆN THU NHẬN CHLOROGENIC ACID TỪ QUẢ CÀ PHÊ XANH BẰNG ENZYME PECTINASE. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 003–010. Truy vấn từ https://jvnuf.vjst.net/vi/article/view/615

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả